Phê duyệt danh mục Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững

Dự án nhằm hỗ trợ triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua việc tăng cường năng lực thể chế của ngành và tổ chức lại sản xuất cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê ở hai vùng sản xuất hàng hóa quan trọng của Việt Nam là vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Dự án gồm các hợp phần: A- Tăng cường năng lực thể chế phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh tham gia Dự án, các nhân tố và mạng lưới trong chuỗi giá trị (bao gồm cả ngân hàng); B- Hỗ trợ phát triển lúa gạo bền vững; C- Phát triển cà phê bền vững; D- Quản lý dự án.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ quản Dự án. Dự án được thực hiện trên địa bàn 13 tỉnh gồm: 5 tỉnh vùng Tây Nguyên là Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng; 8 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang. 7 tỉnh lựa chọn thí điểm tái cơ cấu (hợp phần A) là: Vĩnh Phúc, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Đồng Tháp, Lâm Đồng.
Dự án được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020 với tổng kinh phí 301 triệu USD, trong đó vốn vay WB là 250 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ là 12,3 triệu USD, vốn đóng góp của tư nhân là 38,7 triệu USD.
Related news

Sau khi có quyết định giải tỏa để xây dựng Tổ hợp nhiệt điện Vân Phong, từ năm 2009, nông dân xã Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã chủ động tìm kiếm vùng đất mới để phát triển cây tỏi. Nhiều vùng đất đồi, trồng cây kém hiệu quả đã được tận dụng và trở thành vùng chuyên canh cây tỏi đem lại lợi nhuận cao.

Đến nay, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã có hơn 586 ha chè, trong đó có hơn 400 ha chè kinh doanh, cho sản lượng trung bình gần 700 tấn, giá búp tươi bình quân đạt 6.500 đồng/kg.

Đến ngày 27/8/2013, bà con nông dân xã Đông Hải (Trà Vinh) đã bước vào thu hoạch bắp giống đợt 1, với sản lượng 65 tấn. Anh Huỳnh Thanh Hải, ấp Hồ Thùng trồng 1 hécta bắp giống cho biết: thời tiết vụ này khá thuận lợi nên cây bắp giống phát triển tốt, năng suất bình quân khoảng 7 đến 8 tấn/hécta, cao hơn vụ trước khoảng 1 tấn đến 1,5 tấn/hécta.

Hương Sơn (Hà Tĩnh) từ xưa đến nay vốn là quê hương của đặc sản cam bù nổi tiếng. Xuất phát từ Sơn Bằng, cây cam bù đã được người dân nhiều xã nghiên cứu, đầu tư và phát triển thành những mô hình kinh tế cho thu nhập ổn định. Tuy nhiên, những đặc tính phát triển và sinh trưởng của cam bù cùng bệnh vàng lá xanh gân... đã và đang khiến nhiều hộ trồng cam lo lắng...

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa triển khai mô hình trồng thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha tại xã Phong Vân.