Nghịch Lý Dưa Hấu Việt Xuất Xuôi Và Xoài Đi Ngược

Cả 2 mặt hàng nông sản trong nước đang vào chính vụ, nhưng nếu dưa hấu chật vật xuất hàng với giá rẻ thì có nghi án xoài sang Trung Quốc rồi quay ngược về Việt Nam.
Tháng 2-3-4 âm lịch là thời điểm chính vụ của nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam, trong đó có xoài, dưa hấu tại khu vực Tây Nam Bộ. Nếu như dưa hấu là mặt hàng có thị trường tiêu thụ chính tại Trung Quốc, thì xoài thường được nhập ngược từ Trung Quốc về Việt Nam và phân phối chính tại các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc.
Năm nay, dưa hấu xuất sang Trung Quốc có số lượng tăng bất thường, gây hiện tượng ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh, nơi thông quan chính của mặt hàng này.
Mỗi ngày, theo thống kê của Bộ Công thương, khoảng vài trăm xe dưa hấu chờ thông quan dưới nắng gắt, khiến chất lượng dưa giảm đáng kể, khi xuất được sang biên giới đều bị ép giá hoặc trả lại hơn nửa hàng. Giá dưa loại 1 xuất sang Trung Quốc chỉ còn 7.000 đồng/kg, dưa đổ mối tại các khu vực giáp Hà Nội xuống 5.000 đồng/kg, trong khi giá mua tại ruộng chỉ chưa đầy 1.000 đồng/kg.
Nhập mô tả cho ảnh
Khi chở về tới Hà Nội, dưa được bán lẻ với giá từ 7.000 đồng đến 10.000 đồng/kg nhưng lượng bán khá chậm. Một người bán dưa trên đường cầu Diễn cho hay, mỗi xe dưa hấu 1,5 tấn trước Tết chỉ cần 4 ngày để tiêu thụ hết thì đến nay, người bán phải mất gần 10 ngày. Số lượng hàng quá lớn, chất lượng kém và mang mác "hàng Trung Quốc trả lại" khiến người dân không mấy hào hứng.
Trái ngược với dưa hấu, xoài đang là mặt hàng hoa quả được bán nhiều tại các chợ đầu mối ở Hà Nội. Giá xoài bán lẻ dao động trong mức từ 30.000 đồng đến 40.000 đồng/kg, xoài Thái giữ giá trên 45.000 đồng/kg, nhưng mỗi ngày, tại chợ Mễ Trì Thượng, gần chục xe xoài bán rong có thể tiêu thụ cả trăm cân. Các chủ buôn hàng khẳng định đây là hàng Việt, nhập từ khu vực Nha Trang trở vào đến Tiền Giang, nhưng thực tế từ đầu mối Sài Gòn thì hoàn toàn ngược lại.
Theo chủ mối xuất hoa quả tại quận 8. TP.HCM, xoài Hoà Lộc, Tiền Giang phải 2 tuần nữa mới vào chính vụ. Xoài đầu vụ hiện rất ít hàng, giá mua tăng cao. Công vận chuyển từ miền Nam ra đến các tỉnh khu vực miền Bắc và Hà Nội là 43.000 đồng/km, mỗi xe tải 30 tấn mất phí trên 100 triệu đồng, khiến giá xoài khi ra Bắc phải trên 40.000 đồng/kg thì đầu mối mới có lãi và chịu xuất hàng.
Nhập mô tả cho ảnh
Chị Nguyễn Thị Lý, bán hoa quả tại chợ Ngọc Khánh khẳng định, mùa này, ở Việt Nam không có xoài Trung Quốc. "Xoài Trung Quốc thường có nhiều vào khoảng tháng 6-7, một loại to 1-2 quả/kg, một loại nhỏ có màu vàng nghệ gọi là xoài mít. Quả xoài to nhìn rất thích mắt, nhưng ăn thường không có mùi thơm, mà khi ăn xong, cảm giác cổ họng hơi ngưa ngứa", chị Lý chia sẻ. Còn hiện tại, các loại xoài bán ở chợ đầu mối Long Biên và các chợ khác ở Hà Nội đều là xoài Việt Nam.
Theo lời tiểu thương này, xoài Việt có mấy loại là Hòa Lộc, Cát Chu, Nha Trang, Châu Nghệ, Đốc Nghệ. Hiện tại, loại xoài màu vàng, quả tròn, có mùi thơm và vị ngọt được bán phổ biến với giá khoảng 40.000-50.000 đồng/kg là xoài Cát Chu. Riêng loại xoài cát Hòa Lộc, cũng đang được bán tại các chợ, mức giá có khi lên tới trên 100.000 đồng/kg. Hiện chưa vào chính vụ nên xoài Hòa Lộc không có nhiều.
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà hàng ngày, các xe xoài được chuyển về từ khu vực các tỉnh giáp ranh về Hà Nội, làm dấy lên nghi án khiến xoài Việt xuất sang Trung Quốc sau đó lại “ngược” về Việt Nam và được bán ồ ạt.
Anh Bình, nhà tại Phạm Hùng, Cầu Giấy cho biết, hàng mang danh xoài cát Hoà Lộc rất dễ mua tại các khu vực ngoại thành Hà Nội. Tuy cùng mức giá, cùng tên gọi, xuất xứ, nhưng chất lượng hàng rất khác biệt. "Nếu may thì mua được xoài ngon, nhưng không may thì phải đổ đi hết dù cùng là loại 'hàng Sài Gòn'.
Phía ngoài quả cầm rất chắc tay, màu vàng xanh đẹp mắt. Thế nhưng khi bổ ra, phần thịt quả ở xung quanh hạt đã chuyển màu, chảy nước. Đặc biệt, xoài và ổi mua chung tại một số mối lẻ ăn có vị giống nhau, ngọt gắt và khó phân biệt mùi đặc trưng".
Xoài chính vụ 'ngậm' hóa chất gắn mác đặc sản
Theo tin từ báo Lao Động, xoài Trung Quốc đang đội lốt xoài chính vụ Sài Gòn được dân buôn ủ hóa chất (chủ yếu là chất thúc chín và chất chống thối) để tuồn vào Việt Nam bán với giá cao. Ở đường Đại Cồ Việt, người bán hàng quảng cáo xoài tượng “xịn” với giá 35.000 đồng/kg, đảm bảo ngọt lừ.
Thực tế, trung bình giá xoài nhập chỉ 25.000 - 30.000 đồng/kg, khi bán ra thị trường lên đến 40.000 - 60.000đ/kg. Dân buôn lấy hàng rẻ, nhưng vì gắn mác Việt Nam, hàng Úc, Thái nên khách hàng đã mua với giá cao hơn gấp hai, ba lần mà không hề hay biết.
Related news

Cho đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa bệnh đốm trắng cho tôm. Vậy mà, sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, một nông dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm ra bài thuốc chữa bệnh bằng tỏi, mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh cho tôm.

Ông Võ Văn Đỏ, là tổ trưởng nhân giống lúa xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành và là nông dân tiên phong tỉnh Long An thực hiện mô hình “Nuôi cấy nấm xanh diệt rầy nâu tại nông hộ” đạt hiệu quả.

Thời gian gần đây tại các hồ nuôi cua thuộc khu vực sông Trường Giang của hộ ông Lê Văn Khôi (thôn Phú Ngọc, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam) luôn có nhiều người đến xem và không ngớt lời thán phục về mô hình nuôi trồng thủy sản mới đầy hứa hẹn.

Để nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững, tránh được dịch bệnh, mang lại thu nhập cao, ngày 10/10, Chi cục nuôi trồng thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, với sự tham dự của các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản trong và ngoài nước, các công ty, các trại sản xuất tôm giống cùng hàng trăm hộ dân nuôi tôm tại tỉnh.

Sinh năm 1983, đến nay anh Đào Trọng Hiệp, xã Thủ Sĩ (Tiên Lữ - Hưng Yên) đã là chủ một trang trại chuyên sản xuất lợn giống và nuôi lợn thịt, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho mọi người trong gia đình.