Tự tin hướng đến tương lai
Chặng đường phía trước của tỉnh được dự lường sẽ còn nhiều khó khăn, song chúng ta tự tin hướng đến tương lai, với những thành tích mới.
Những ngày này, khắp đường phố Quảng Ngãi ngời ngời sắc đỏ cờ hoa, băng rôn khẩu hiệu chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020.
Từ nông thôn đến thành thị, miền núi và hải đảo bừng lên một khí thế mới.
Tất cả hòa quyện một quyết tâm: Đoàn kết, thống nhất, thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh.
Từ những dấu ấn...
Ngày nay, “thương hiệu Quảng Ngãi" đã được định vị và vượt tầm quốc gia.
"Thương hiệu Quảng Ngãi" vươn xa có sự đóng góp không nhỏ của NMLD Dung Quất - biểu tượng của ngành công nghiệp lọc dầu đầu tiên của Việt Nam.
Chính công trình này đã đưa Quảng Ngãi vào tốp 10 tỉnh, thành có số thu ngân sách lớn nhất nước.
Năm 2013, thu ngân sách của tỉnh đạt trên 30 nghìn tỷ đồng (tăng gấp 2 lần năm 2010), vươn lên đứng vị trí thứ 4 cả nước về thu ngân sách nội địa, thì NMLD Dung Quất đã đóng góp vào nguồn thu này trên 28 nghìn tỷ đồng.
Đến năm 2015, ước thu ngân sách của tỉnh trên 33.800 tỷ đồng, tăng 117,8% so với năm 2010, trong đó phần lớn là nguồn thu từ NMLD Dung Quất.
Qua đó, đưa Quảng Ngãi từ một tỉnh được Trung ương cân đối ngân sách hằng năm trở thành tỉnh có số thu điều tiết về ngân sách trung ương.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, biểu tượng của ngành công nghiệp Việt Nam, là “xương sống” của công nghiệp Quảng Ngãi.
Từ ngày hoạt động đến nay, nhà máy luôn hoạt động trên 95% công suất.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng đánh giá, việc đưa NMLD Dung Quất vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Đồng thời, khẳng định việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy là một quyết định đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta...
Nhưng phát triển công nghiệp của tỉnh ta không chỉ có NMLD Dung Quất, mà còn có những đại công trình, dự án lớn như:
Tổ hợp công nghiệp nặng Doosan Vina, Khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi, các KCN Tịnh Phong, Quảng Phú và các Cụm công nghiệp - làng nghề trong tỉnh...
Bước phát triển này không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp của tỉnh.
Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp chiếm 62%, dịch vụ 24%, nông nghiệp 14% trong tổng GRDP của tỉnh.
Hạ tầng giao thông và đô thị cũng là những thành tựu đặc biệt quan trọng mà tỉnh ta đạt được trong nhiệm kỳ qua.
Trong đó, TP.Quảng Ngãi được Thủ tướng Chính phủ công nhận đô thị loại II vào trung tuần tháng 10.2015 là một “mốc son” khó quên.
Không chỉ TP.Quảng Ngãi mà các đô thị Vạn Tường, Đức Phổ, Di Lăng (Sơn Hà)...
cũng được đầu tư rất lớn để phát triển hạ tầng trong 5 năm qua, đáp ứng ngày càng tốt vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các huyện, các vùng, miền.
Đến nay, tốc độ tăng giá trị sản xuất khu vực đô thị bình quân đạt 14,5%, thu ngân sách (kể cả KCN, KKT) chiếm 93,5% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.
...đến triển vọng, thời cơ mới
Nhìn lại nhiệm kỳ qua, mặc dù còn một số chỉ tiêu chưa đạt như Nghị quyết đã đề ra, nhưng phải khẳng định rằng, tỉnh ta đã có những bước tiến vượt bậc.
Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên đáng kể.
Quốc phòng, an ninh được giữ vững; chính trị xã hội ổn định.
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ được nâng lên.
Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước tiếp tục được củng cố.
Đây được xem là nền tảng vững chắc để tỉnh ta thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 2015-2020.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, thuận lợi và thời cơ của Quảng Ngãi trong 5 năm đến là hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực miền Trung đồng bộ hơn, liên kết khu vực ngày càng chặt chẽ.
Bên cạnh đó, tiềm năng về biển, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ còn lớn, cộng với các dự án đã, đang và sẽ triển khai thực hiện như: Nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất, Khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh...là điều kiện thuận lợi để Quảng Ngãi tiếp tục phát triển nhanh, mạnh hơn trong những năm đến.
Vấn đề luôn được lãnh đạo tỉnh đề cập nhiều nhất trong nhiệm kỳ qua là cải thiện môi trường đầu tư, coi sự thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của tỉnh.
Nhờ đó, những năm qua Quảng Ngãi vẫn duy trì là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thật sự là điểm nhấn trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cũng như khu vực Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
Thành tựu đạt được trong 5 năm qua là cơ sở để Đảng bộ tỉnh đề ra mục tiêu phát triển trong 5 năm đến là sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để thực hiện được mục tiêu đó, tỉnh ta xác định phát triển công nghiệp, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (nhất là hạ tầng giao thông, đô thị) và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ là nhiệm vụ đột phá trong nhiệm kỳ 2015-2020.
Trong đó, một “điểm chung” đáng chú ý trong phát triển công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng là sẽ tập trung nguồn lực đầu tư vào Khu Kinh tế Dung Quất, nhằm thúc đẩy sớm hình thành Trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia.
Cần làm cho doanh nghiệp mạnh lên
Ông Vi Nhất Trường – Giám đốc Công ty TNHH Kim Thành Lưu, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Quảng Ngãi đề xuất: Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, lãnh đạo tỉnh cần dành nhiều sự quan tâm đến việc làm ăn của doanh nghiệp và doanh nhân trong tỉnh; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, đồng hành với những khó khăn của doanh nghiệp.
Cán bộ đứng đầu tỉnh nên công khai số điện thoại, địa chỉ liên lạc trực tiếp để doanh nghiệp có thể phản ánh những khó khăn, vướng mắc; giúp doanh nghiệp tự tin và thuận lợi hơn trong việc đầu tư kinh doanh.
Tỉnh ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới, xác định phát triển công nghiệp là một trong các khâu đột phá.
Đó là cơ hội lớn để các doanh nghiệp trẻ nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung tiếp tục đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh.
Trong thời gian đến, doanh nghiệp trẻ và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh tiếp tục mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh.
Cùng với việc thu hút đầu tư, tỉnh cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất.
Lãnh đạo tỉnh cũng cần tăng cường đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp mạnh lên.
Có như thế mới góp phần đưa kinh tế tỉnh nhà tiếp tục phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.
Related news
Sáng 20-8, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng phối hợp với huyện Thủy Nguyên tổ chức thả hơn 11 vạn cá giống nước ngọt ra sông Giá, huyện Thủy Nguyên, chủ yếu là cá mè, cá trắm đen, trắm cỏ, chép, rô phi.
Ông Huỳnh Văn Tâm, ngụ ấp Bình Phú I, xã Phú Bình (Phú Tân, An Giang) thành công với mô hình nuôi cá tai tượng trong ao hầm đạt lợi nhuận cao, góp phần đa dạng hóa nghề nuôi thủy sản ở địa phương. Hiện tại, ông Tâm đang mở rộng nuôi 20.000 con cá tai tượng. Loài thủy sản này dễ chăm sóc, ít hao hụt, đầu tư chi phí thấp hơn cá tra. Thức ăn chủ yếu là cám, cá biển, kèm thêm các loại lá cây, rau lang, rau muống...
Hơn 10 năm nay, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) duy trì, phát triển mô hình chăn nuôi bò góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.
Tại huyện Đông Anh, Hà Nội, nhiều diện tích rau cải các loại, rau đay, cà tím, bí xanh…bị thối gốc do mưa kéo dài, trong đó, thiệt hại nhất là rau ăn lá. Trái với khung cảnh bận rộn trước đây, trên đồng rau chỉ lác đác vài nông dân đang làm đất, rắc phân, tạo hàng để chuẩn bị trồng lứa rau mới.
Kết quả điều tra giá thành sản xuất thực tế vụ hè - thu 2013 của tỉnh là 3.858 đ/kg, tăng 454 đ/kg so với giá thành vụ hè - thu 2012. Với giá thành trên, người trực tiếp sản xuất lãi 242 đ/kg – 1.342 đ/kg (tại thời điểm khảo sát giá lúa khô là 4.100 đ/kg – 5.200 đ/kg).