Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Từ Thịt Bò Úc Đến Đường Của Bầu Đức

Từ Thịt Bò Úc Đến Đường Của Bầu Đức
Publish date: Monday. April 14th, 2014

Mỗi khi hàng nước ngoài nhập về cạnh tranh giá với sản phẩm trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp thì các doanh nghiệp trong nước lại “la làng”.

Điệp khúc quen thuộc mà các doanh nghiệp này đưa ra là nếu cứ để nhập khẩu giá thấp thế này thì người nông dân sẽ chết! Vào mùa cuối năm câu chuyện thịt ngoại đang chiếm chỗ của thịt nội tại các chợ và siêu thị lại trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.

Cùng là miếng thịt bò Úc nhưng cái nhìn và cảm xúc của mỗi người mỗi khác. Người tiêu dùng vui vẻ đón nhận vì thịt bò Úc mềm, ngọt mà giá chỉ bằng nửa giá thịt nội. Các công ty nhập bò sống về để giết mổ, chế biến nên loại thịt bò này đáp ứng được mọi yêu cầu về thịt sạch, an toàn. Điều đó càng tăng tính hấp dẫn trên thị trường. Trái lại, thay vì nhìn vào những yếu kém của ngành chăn nuôi Việt Nam để tìm cách cứu nguy thì lại có những ý kiến cho rằng doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá.

Phát biểu trên báo chí gần đây, ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, cho rằng: “Việc họ bán giá thịt thấp vào Việt Nam là hết sức vô lý và có dấu hiệu bán phá giá”… Việc lo cho người sản xuất là chính đáng, cần phải cứu nguy ngay. Nhưng trong khi đất nước ta còn nghèo thì cũng không thể lấy lý do bảo vệ sản xuất nội địa để bắt người tiêu dùng hàng đắt được.

Câu chuyện miếng thịt bò cũng giống chuyện nhập khẩu đường của bầu Đức. Ngay khi ông chủ của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) có đề xuất nhập khẩu đường từ Lào về Nhà máy đường Biên Hòa để tinh luyện rồi sau đó xuất sang Trung Quốc liền bị Hiệp hội Mía đường Việt Nam phản ứng dữ dội. Phía hiệp hội cho rằng nếu vì lợi ích của một doanh nghiệp mà quên đi lợi ích của hàng triệu nông dân trồng mía và hàng vạn công nhân tại 40 nhà máy đường là sự đánh đổi quá lớn! Đi xa hơn nữa, hiệp hội này còn “dọa dẫm” sẽ bỏ mua mía của dân!

Nguồn cơn những phản ứng của Hiệp hội cũng chỉ vì giá đường của HAGL chỉ bằng 1/3 giá trong nước. Mức giá này có vẻ như đang đe dọa nồi cơm của Hiệp hội Mía đường. Trước thái độ này, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú chỉ còn biết thốt lên rằng: “Tôi khẳng định tất cả con cưng đều hư, chiều quá thì hư”.

Một bầu Đức xưa nay nổi tiếng trong dư luận chuyện thể thao, bất động sản nay bỗng dưng trở thành ông trùm về mía đường không đáng để ngành mía đường phải hổ thẹn nhìn lại mình hay sao. Những bí quyết đưa đến năng suất mía đường cao, giá thành thấp đâu phải ông Đoàn Nguyên Đức bo bo giữ riêng cho mình. Thời gian vừa qua, ông đã mở cửa đón rất nhiều đoàn doanh nhân từ Việt Nam sang Lào để tham quan cánh đồng mía công nghệ cao của HAGL.

Đích thân bầu Đức dẫn các doanh nhân đến từng gốc mía để giới thiệu về kỹ thuật mà ông tích lũy được từ những cường quốc về nông nghiệp như Israel cho tới Thái Lan. Trong những đoàn doanh nhân này người ta thấy có cả “nữ hoàng mía đường” Huỳnh Bích Ngọc của Nhà máy mía đường Bourbon, Tây Ninh. Một đại gia mía đường ở Phú Yên là bà Bùi Thị Quy - Chủ tịch HĐQT công ty Vạn Phát dù đã ở tuổi ngoài 70 cũng lặn lội sang Lào tham quan, học hỏi công nghệ làm mía đường của bầu Đức và không ngớt trầm trồ.

Thế nhưng không hiểu vì sao trong những đoàn khách ấy không thấy bóng dáng Hiệp hội Mía đường Việt Nam đâu!

Việt Nam đang tiến sâu vào sân chơi quốc tế, chẳng lẽ Hiệp hội Mía đường Việt Nam không biết rằng năm 2015, thuế suất của khu vực ASEAN bị bãi bỏ. Khi ấy không chỉ đường của bầu Đức mà đường từ Thái Lan sẽ tràn vào nước ta. Liệu lúc ấy Hiệp hội Mía đường Việt Nam có ngồi yên mà làm nư được nữa không? Trong sân chơi quốc tế này, nhiều ngành nghề khác cũng coi chừng chết trên sân nhà!


Related news

Xuất khẩu hơn 32.700 tấn tôm Xuất khẩu hơn 32.700 tấn tôm

Trong tháng 8/2015, các doanh nghiệp đã tập trung chế biến được hơn 5.000 tấn thủy sản; trong đó, tôm chiếm hơn 4.900 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như: cá, mực... Cùng với chế biến, các doanh nghiệp cũng tập trung xuất bán từ đầu năm đến nay hơn 32.700 tấn tôm. So với cùng kỳ năm, hoạt động xuất khẩu năm nay gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh giá bán với nhiều nước xuất khẩu lớn trong khu vực, làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm.

Saturday. September 12th, 2015
Thông cáo báo chí về kết quả cuối cùng thuế CBPG tôm Việt Nam đợt xem xét lần thứ 9 Thông cáo báo chí về kết quả cuối cùng thuế CBPG tôm Việt Nam đợt xem xét lần thứ 9

Ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 01/2/2013 đến 31/01/2014. Theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8.

Saturday. September 12th, 2015
Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.

Saturday. September 12th, 2015
Liên kết khâu yếu trong chăn nuôi bò sữa Liên kết khâu yếu trong chăn nuôi bò sữa

Cùng với đà giảm của thị trường sữa thế giới và trong nước, ngành chăn nuôi bò sữa đang gặp nhiều khó khăn do liên kết giữa hộ nông dân và DN thiếu bền chặt.

Saturday. September 12th, 2015
Mô hình nuôi rắn mối đầu tiên ở huyện Tân Phú Đông Mô hình nuôi rắn mối đầu tiên ở huyện Tân Phú Đông

Những năm gần đây, các loại thức ăn chế biến từ rắn mối - một loài bò sát có rất nhiều ở nông thôn bỗng dưng trở thành một món khoái khẩu, là đặc sản trong các nhà hàng sang trọng, với giá bán cao ngất ngưởng. Nhiều người đã nghiên cứu và thử nghiệm nuôi rắn mối với quy mô công nghiệp, để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Saturday. September 12th, 2015