Xã Xín Chải khó khăn nguồn nước sản xuất vụ Mùa

Dẫn chúng tôi đi thăm một vài cánh đồng ở thôn Tả Ván, anh Thượng Duy Dân, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Như thời điểm này năm ngoái, bà con đã gieo mạ xong và cày bừa hoàn chỉnh, chuẩn bị gieo cấy. Nhưng năm nay khô hạn quá, các chị thấy đấy, rất nhiều thửa ruộng khô, nứt nẻ đang nằm chờ nước.
Xã đã chỉ đạo nhân dân chủ động dẫn nước về để gieo cấy cho kịp thời vụ nhưng cũng chỉ đáp ứng được gần 1/3 diện tích”; trong khi, nguồn lương thực của nhân dân lại chủ yếu trông chờ vào vụ Mùa. Do diện tích trồng lúa chỉ cấy được một vụ, nên ngay từ đầu năm, xã đã tích cực huy động nhân dân nạo vét kênh, mương; những đoạn kênh bị hỏng, sạt lở thì bắc ống nhựa, tre để khắc phục.
Tuy nhiên, do phần lớn diện tích ruộng đều là ruộng bậc thang nằm trên các sườn núi, nên việc chủ động nguồn nước cho sản xuất vụ Mùa gặp rất nhiều khó khăn. Vụ Mùa này, xã chỉ đạo nhân dân gieo cấy 96 ha lúa, chủ yếu là các giống lúa Shan Ưu 63, Nhị Ưu 838 và giống lúa thuần. Nhưng do khó khăn về nguồn nước nên đến thời điểm hiện tại người dân vẫn chưa gieo mạ được.
Đang tranh thủ bừa thửa ruộng ở gần nhà do chủ động được nước sớm, lau những giọt hôi trên mặt, anh Bòng Văn Đoàng, thôn Tả Ván chia sẻ: “Vụ Mùa này, gia đình tôi cấy 2 ha lúa, chủ yếu là giống Shan Ưu 63 và lúa nếp địa phương. Mọi năm bằng giờ này là chuẩn bị cấy rồi, nhưng năm nay không có nước nên giờ mới chuẩn bị gieo mạ. Gia đình tôi phải đào mương, dẫn nước tận khe suối bên kia về nên thửa ruộng này mới có nước đấy”.
Chủ tịch UBND xã Mai Hồng Thái, cho biết: Xã vẫn đang tích cực chỉ đạo và trực tiếp xuống tận thôn, bản; giúp bà con tu sửa kênh, mương, chủ động nguồn nước để đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Với những diện tích đã có nước thì chỉ đạo nhân dân làm đất và tiến hành gieo mạ. Còn những diện tích không chủ được nước thì chuyển sang trồng rau màu các loại như: Ngô, đậu tương,... để đảm bảo nguồn lương thực cho bà con.
Xín Chải đang bước vào một mùa vụ mới. Cấp ủy, chính quyền địa phương và bà con nơi đây vẫn đang tích cực đẩy nhanh tiến độ sản xuất để vụ Mùa này đạt năng suất cao, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.
Related news

Cây bí xanh đã được các hộ dân ở huyện Thạch Thành trồng từ nhiều năm nay và cho hiệu quả kinh tế cao. Đến thăm ruộng bí nhà anh Lê Văn Tám, ở thôn Hợp, xã Thành Hưng đang kỳ thu hoạch, anh cho biết: Vụ thu – đông năm nay gia đình anh trồng 4 sào trên đất màu.

Theo Vicofa, nguyên nhân là mỗi vụ cà phê chỉ thu hoạch trong khoảng hai tháng nên nông dân có xu hướng bán cà phê ngay sau khi thu hoạch để trang trải chi phí. Nếu đề nghị tạm trữ cà phê được chấp thuận sẽ hạn chế được việc nông dân bán ra nhiều khiến giá giảm.

EU là một trong những thị trường xuất khẩu rau quả lớn và rất khó tính. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật rau quả nhập vào EU phải đạt năm tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.

Theo quy hoạch phát triển bò sữa tại xã Đạ Ròn của UBND huyện Đơn Dương, đến năm 2015, xã này được ấn định là 1.500 con, năm 2020 nâng lên 2.000 con. Tuy nhiên, thống kê của UBND xã Đạ Ròn cho thấy, cuối năm 2013, toàn xã đã có 1.800 con, đến thời điểm hiện nay là 2.047 con và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Mỗi năm người nuôi tôm trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) cần hơn 4 tỷ con giống, nhưng nguồn cung tại chỗ mới đáp ứng được khoảng 30%, số còn lại phải nhập từ nơi khác về.