Trưởng Thôn Là Phụ Nữ Chỉ Có Vài Phần Trăm!
Đó là dẫn chứng được bà Nguyễn Thị Thanh Hòa - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nêu ra để nói về những tồn tại trong vấn đề bình đẳng giới và trao quyền cho người phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, nhắc đến lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới vai trò của người phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam chiếm hơn 1 nửa dân số và 47% lực lượng lao động xã hội.
Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, phụ nữ chiếm gần 50%. Họ cần cù, năng động, tích cực vươn lên làm giàu và xây dựng đất nước.
Mặc dù giữ một vị trí quan trọng trong canh tác hộ gia đình, nhưng có đến 70% phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chưa được đào tạo nghề, cao hơn tỷ lệ của nam giới. Cơ hội tiếp cận nguồn lực của phụ nữ cũng hạn chế hơn và tiếng nói của họ vẫn chưa được lắng nghe. Vai trò ra quyết định của người phụ nữ rất thấp trong cả gia đình và xã hội.
Các chính sách phúc lợi đối với phụ nữ nông thôn nói chung vẫn còn rất thiếu. Chúng tôi thấy rằng có 2 yếu tố tác động đến người phụ nữ nông thôn: Một là chính sách thai sản, phụ nữ nông thôn khi sinh con gần như chưa có chính sách gì hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, tình trạng chị em đi làm sớm sau khi sinh con vẫn rất phổ biến. Nếu như không được chồng và những người trong gia đình quan tâm thì họ rất vất vả.
Thứ hai là nhà trẻ. Nhà trẻ nông thôn của chúng ta hiện nay rất thiếu. Do đó sức lao động của chị em giảm vì phải chăm lo đến công việc gia đình, nhất là trông con.
Việc trao quyền cho phụ nữ vẫn chưa được chú trọng. Tỷ lệ phụ nữ nông thôn tham gia quản lý lãnh đạo là rất thấp. Ví dụ tỷ lệ trưởng thôn là nữ của cả nước chỉ có mấy phần trăm, thậm chí có nhiều địa phương không có một phụ nữ nào làm trưởng thôn. Cho nên việc trao quyền cho phụ nữ là hết sức quan trọng để nâng cao vai trò của phái nữ trong xã hội.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam kêu gọi chị em cần chủ động và tích cực hơn nữa trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, giá trị cao và có sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, chị em cũng cần đẩy mạnh mối liên kết hợp tác sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Hoạt động sản xuất nông nghiệp cần phải kết hợp với hoạt động kinh doanh để nâng cao thu nhập.
Chính phủ cần hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, lồng ghép các yếu tố bình đẳng giới; tăng cơ hội tiếp cận nguồn lực cho phụ nữ, đặc biệt đối với vấn đề đất đai. Cần thiết phải nâng cao nhận thức của chị em trong việc đứng tên sử dụng đất nông nghiệp.
Related news
Mặc dù Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về khối lượng xuất khẩu gạo nhưng giá trị đem về rất thấp, chủ yếu là xuất thô, tỉ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu chỉ chiếm vài phần trăm. Để nâng cao giá trị, việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia là rất cần thiết nhưng rất chông gai.
Việc Việt Nam trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo loại 25% tấm cho Philippines chưa có tác động đáng kể lên giá lúa gạo trên thị trường nội địa, nhưng các chuyên gia cho rằng thương vụ này sẽ tạo ra lực nâng đáng kể cải thiện việc giữ giá xuất khẩu.
Xuất khẩu nông sản 8 tháng của Việt Nam chỉ đạt 19,3 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ. Thực tế này đòi hỏi phải có nhiều giải pháp cơ cấu lại sản xuất và thị trường tiêu thụ để mở rộng tiêu thụ và nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản.
Do biến đổi khí hậu, nắng hạn bất thường nên trong niên vụ cà phê 2014 - 2015, nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) gặp rất nhiều khó khăn phát triển các loại cây trồng.
Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới biên độ tỷ giá ngoại tệ lên +/- 3% và tăng tỷ giá thêm 1% khiến thị trường phân bón xác lập mặt bằng giá mới với xu hướng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong nước.