Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Tâm Chuỗi Cá Tra

Trung Tâm Chuỗi Cá Tra
Publish date: Monday. July 21st, 2014

Nghị định 36 về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra ra đời sau gần 5 năm bàn thảo, đáp ứng mong đợi của nhiều người. Tuy nhiên, đi vào điều khoản cụ thể thực hiện lại nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau, vì nhiều lý do, có cả tâm lý ngại thay đổi thói quen như câu nói "ai cũng muốn phát triển nhưng không muốn thay đổi". Trong đó, việc xác định chủ thể trung tâm của chuỗi sản phẩm xem ra đang là vấn đề trung tâm của các ý kiến trái chiều.

Lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần ở vị trí trung tâm.

Bởi doanh nghiệp phát triển thì cả ngành cá tra mới phát triển. Tuy nhiên, thực tế hơn chục năm qua, VASEP được tạo nhiều điều kiện chủ động nhưng kết quả lại đưa đến khủng hoảng. Những doanh nghiệp hàng đầu xuất khẩu cá tra vào Mỹ từng cam kết giá sàn để đảm bảo lợi nhuận cho chế biến và nuôi trồng, nhưng chính họ vi phạm cam kết.

Không ít doanh nhân tâm huyết với cá tra như ông Trần Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá, phải bức xúc về một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh làm giảm chất lượng và uy tín cá tra trên thị trường.

Hầu hết doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đang rất khó khăn về vốn, nhiều doanh nghiệp nợ lớn kéo dài với người nuôi, tự mình lo cho mình còn gian nan thì khả năng lo cho người nuôi càng hạn chế.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông phân tích: "Nuôi cá tra, người nuôi chịu rủi ro đến 70 - 80% trong khi họ được chia lợi nhuận có 20%. Chuỗi sản phẩm cá tra phải chia lợi ích hợp lý thì mới bền vững và theo quan điểm của tôi, phải đặt người nuôi vào vị trí trung tâm thì mới có thể bàn việc phân chia lợi ích hợp lý".

Nhưng các doanh nghiệp chế biến đã nuôi khoảng 70% sản lượng cá tra, nếu đặt người nuôi vào vị trí trung tâm thì phải chăng "chỉ vì 30%"? Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, ông Hồ Văn Vàng, trả lời, đặt người nuôi ở vị trí trung tâm thì cũng có nghĩa đã đặt doanh nghiệp có vùng nuôi vào 70% trung tâm.

Dù ý kiến trái chiều thì thông tin đã có 44 vùng nuôi cá tra của 37 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đạt chứng nhận của Hội đồng Nuôi trồng Thủy sản bền vững (ASC) lại đem đến niềm vui chung. Nhiều cái tên quen thuộc: Công ty XNK Thủy sản An Giang, Công ty CP Gò Đàng, Công ty CP Hùng Vương, Công ty CP Vĩnh Hoàn, Công ty CP Cổ Chiên, Công ty CP Nam sông Hậu và Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Năm Vàng. Thông tin này của mấy tháng trước, bây giờ chắc đã tăng thêm. Nuôi cá tra đạt chứng nhận ASC và các chứng nhận khác như GlobalGAP, VietGAP sẽ giúp cá tra nâng cao hình ảnh trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng lợi nhuận.

Như thế những ý kiến trái chiều cũng có chung mục đích, mong muốn cá tra trở lại giá trị thực. Thì đó cũng là mục đích của Nghị định 36. Nghị định có các quy định đảm bảo chất lượng cho cả chuỗi sản phẩm cá tra, nhưng bắt đầu từ quy hoạch và kế hoạch nuôi, chế biến gắn với nhu cầu thị trường. Để trước tiên, nuôi cá phải có lợi nhuận thì mới bền vững, và theo đó chế biến xuất khẩu cũng có lợi nhuận. Nhưng hai bên phải gắn chặt với nhau, cũng là mong ước của chục năm qua.


Related news

Mùa Dâu Hạ Châu Mùa Dâu Hạ Châu

Những ngày này, trên những tuyến đường Cái Răng - Phụng Hiệp xuống Sóc Trăng, Cần Thơ - Mỹ Khánh vô thị trấn Phong Điền (TP Cần Thơ) và hai bên đường 91B, chỗ nào cũng bày bán trái dâu xanh, dâu vàng ngồn ngộn.

Monday. December 23rd, 2013
Nuôi Hàu Thái Bình Dương Ở Quảng Ngãi Nuôi Hàu Thái Bình Dương Ở Quảng Ngãi

Sau 6 tháng thả nuôi, hàu phát triển rất nhanh, có khả năng thích nghi và phát triển tốt. Kết quả, tỷ lệ sống đạt trên 65%, trọng lượng bình quân đạt 12 con/kg, sản lượng hàu đạt 677 kg, với giá bán 32.000 đ/kg, tổng thu trên 21 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 14 triệu, lãi trên 7 triệu (nếu quy trên héc ta thì lãi 1,4 tỷ đ/ha).

Monday. December 23rd, 2013
Nông Dân Tăng Lợi Nhuận Từ “1 Phải, 5 Giảm” Nông Dân Tăng Lợi Nhuận Từ “1 Phải, 5 Giảm”

“1 phải, 5 giảm”- mô hình phát triển lúa bền vững, không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho người sản xuất, mà còn góp phần bảo vệ môi trường nên được nông dân huyện Thoại Sơn áp dụng trên diện tích 9.300 héc-ta.

Tuesday. December 24th, 2013
Hiệu Quả Từ Một Mô Hình Khuyến Nông Hiệu Quả Từ Một Mô Hình Khuyến Nông

Tuy nhiên sản lượng khai thác hàng năm tăng không đáng kể, thu nhập còn bấp bênh bởi sự đầu tư về trang thiết bị còn hạn chế, ngư dân chưa đủ điều kiện lắp đặt các loại máy móc hiện đại.

Tuesday. December 24th, 2013
Trúng Mùa Bưởi Năm Roi Trúng Mùa Bưởi Năm Roi

Theo ghi nhận của chúng tôi, hơn 10 ngày qua đi đâu trong xã Kế Thành (Kế Sách – Sóc Trăng) cũng nghe nhà vườn bàn tán vui nhộn khi bưởi trúng mùa, lại trúng giá.

Tuesday. December 24th, 2013