Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trâu Thương Phẩm

Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trâu Thương Phẩm
Publish date: Tuesday. January 21st, 2014

Gần giáp Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Văn Định, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) lại có nguồn thu lớn từ đàn trâu chuẩn bị xuất chuồng. Năm nay giá bán trâu vẫn duy trì ở mức 30 triệu đồng/1 con, trừ chi phí đàn trâu mang lại nguồn lợi cho gia đình trên 100 triệu đồng.

Gia đình ông Nguyễn Văn Định trước đây cũng đã từng là hộ chăn nuôi lợn có tiếng của xã Thái Bảo, tuy nhiên do chi phí cao, hay gặp rủi ro bởi dịch bệnh và giá cả bấp bênh, nên đã chuyển sang nghề nuôi trâu thương phẩm từ 5 năm nay.

Thông thường vào khoảng tháng 2 hàng năm gia đình ông nhập những con trâu non từ các vùng miền núi phía Bắc như: Bắc Giang, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La… rồi nuôi vỗ béo để cuối năm xuất bán. Do chủ yếu chăn thả tận dụng rơm, cỏ sẵn có ngoài đồng nên gia đình hầu như không phải cho ăn thêm các thức ăn bổ sung. Ngoài tiền vốn đầu tư ban đầu mua trâu giống, tiền vắcxin tiêm phòng, gia đình không mất thêm các khoản chi phí khác.

Năm nay, gia đình ông nhập về 11 con trâu với giá 20 triệu đồng/con, hiện nay đàn trâu của gia đình ông đã tăng trọng từ 450 đến 500 kg/con, đã đủ tiêu chuẩn xuất chuồng.

Ông Nguyễn Văn Định cho biết: Thương lái đã đến tận nhà đặt mua với giá 30 triệu đồng/con, dự kiến toàn bộ đàn trâu sẽ được xuất bán vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Đã nhiều năm làm nghề nuôi trâu thương phẩm ông Nguyễn Văn Định rút ra được những kinh nghiệm quý báu: Khi mua trâu nên mua trâu ở các vùng núi phía Bắc, tránh mua trâu ở miền Trung hoặc miền Nam vì trâu phía Bắc chịu rét tốt hơn. Khi mua trâu về bắt buộc phải tiêm phòng các loại bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng và tẩy giun sán cho đàn trâu. Đối với chuồng trại cần làm cao ráo, thoáng mát về mùa hè, mùa đông cần che kín giữ ấm cho đàn trâu, nền chuồng nên lát gạch để dễ vệ sinh và thực hiện phun hoá chất khử trùng theo định kỳ.

Thời điểm trâu lớn nhanh là vào tháng 5 đến tháng 6, khi đó tranh thủ thời gian chuyển vụ giữa vụ lúa xuân và vụ mùa, thả trâu cả đêm ngoài đồng để trâu ăn các mầm lúa non mà người dân quen gọi là “trau lúa”. Tuy nhiên đến mùa đông, trâu thường chịu rét kém nên cần phải chăm sóc tốt, bảo đảm đủ cỏ tươi, giữ ấm cho đàn trâu và tuỳ thời tiết mà chăn thả cho phù hợp.

Trao đổi thêm về kinh nghiệm chăm sóc đàn trâu trong mùa đông, ông Nguyễn Văn Định cho biết: Không nên chăn thả lẫn với các đàn trâu khác, những ngày rét phải pha nước muối ấm cho trâu uống và thả muộn, khi trời đã tan giá và đưa trâu về sớm hơn thường ngày, như vậy vừa tạo điều kiện để trâu, bò có thời gian vận động, thích nghi dần với thời tiết và tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có ngoài tự nhiên, dành thức ăn chuẩn bị sẵn cho các đợt rét khác.

Bằng nghề nuôi Trâu thương phẩm mà gia đình ông Nguyễn Văn Đình hàng năm có thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng. Học tập kinh nghiệm của gia đình ông nhiều hộ dân cũng đầu tư nuôi trâu thương phẩm. Đến nay tổng đàn trâu, bò trên địa bàn huyện đã lên tới 4.200 con tăng 155 con so với năm 2012.

Với lợi thế diện tích chăn thả lớn, đầu ra ổn định, chăn nuôi trâu, bò đang là lựa chọn của nhiều hộ nông dân, nhất là nông dân các vùng ven đê sông Đuống. Tuy nhiên với nguồn vốn đầu tư khá lớn, trong khi đó do diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh nên nhiều hộ gia đình chưa mạnh dạn đầu tư theo hướng này. Người chăn nuôi trên địa bàn mong muốn được sự quan tâm hỗ trợ về vốn, kỹ thuật chăm sóc và đặc biệt địa phương có biện pháp tích cực phòng chống dịch bệnh, để người nông dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.


Related news

Người chăn nuôi gồng mình gánh lỗ Người chăn nuôi gồng mình gánh lỗ

Giá bán heo các loại rớt thảm hại, trong khi giá thức ăn thì lại tăng vọt khiến việc chăn nuôi nông hộ cũng như gia trại, trang trại đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều người còn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần…

Thursday. June 25th, 2015
Vụ hè thu ở Krông Nô khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất Vụ hè thu ở Krông Nô khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất

Vụ hè thu 2015, toàn huyện Krông Nô có kế hoạch gieo trồng trên 13.000 ha cây trồng các loại; trong đó, lúa: 2.642 ha, ngô: 9.000 ha, khoai lang: 180 ha, đậu nành: 112 ha, đậu xanh: 40 ha, rau các loại: 260 ha…

Thursday. June 25th, 2015
Tăng cường biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng vụ hè thu Tăng cường biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng vụ hè thu

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay nguy cơ sâu bệnh, dịch hại, nhất là rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn luôn tiềm ẩn và có khả năng gây hại đối với cây lúa vụ hè thu. Trong khi đó, với đặc điểm của thời tiết trong vụ phù hợp với điều kiện thích nghi cho các loại sâu bệnh hại nên khả năng rầy nâu phát triển mạnh rất có thể xảy ra.

Thursday. June 25th, 2015
Nhiều diện tích rau màu bị ngập úng Nhiều diện tích rau màu bị ngập úng

Do ảnh hưởng của cơn bão số 1, những ngày qua trên địa bàn xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) có mưa lớn kéo dài khiến nhiều diện tích hoa màu của bà con thuộc ấp Tân Yên bị ngập úng, không thể thu hoạch được. Các loại rau mồng tơi, húng trắng, húng chó… đã bị ngập sâu và thối nhũn.

Thursday. June 25th, 2015
Đồng Tháp học tập kinh nghiệm sản xuất xoài từ Nhật Bản Đồng Tháp học tập kinh nghiệm sản xuất xoài từ Nhật Bản

Ngày 24/6, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản do Giáo sư, Tiến sĩ KENICHI YOSHIDA - Phó Chủ tịch hội đồng quản trị công ty HYPONeX làm trưởng đoàn có buổi làm việc và tham quan thực tế tại các khu vực sản xuất xoài của thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh. Về phía tỉnh nhà, tiếp đoàn có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Ngoại vụ...

Thursday. June 25th, 2015