Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Chép Chờ Ông Táo Về Trời

Cá Chép Chờ Ông Táo Về Trời
Publish date: Wednesday. January 22nd, 2014

Ngày 23 tháng Chạp đang đến gần, các trại giống đang tất bật xuống ao quăng chài, thả lưới vây bắt cá chép để phục vụ lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

Theo tín ngưỡng cổ truyền của người Việt, 23 tháng Chạp, ngày Tết ông Công ông Táo là một trong những ngày Tết trọng trong năm. Ngày này, Táo quân cưỡi cá chép chầu trời báo cáo với Ngọc Hoàng về việc bếp núc, làm ăn của gia đình dưới hạ giới trong năm qua.

Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều làm lễ để tiễn ông Táo về trời. Làm cơm cúng, đốt vàng mã, nhiều gia đình thường cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả để hóa rồng (vượt vũ môn), làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.

Để phục vụ cho Tết ông Táo năm nay, ngay từ đầu tháng 9, Trại thực nghiệm sản xuất giống thủy sản Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã ươm giống cá chép để phục vụ cho bà con ngày tiễn ông Táo về trời. Trại vừa thả lưới thu hoạch 6.000 con cá chép Nhật đỏ và cá chép thường giống, kích cỡ từ 6-7cm để bán phóng sinh.

Anh Nguyễn Hữu Hoàng- Trại trưởng Trại thực nghiệm sản xuất giống thủy sản Đức Phổ cho biết: Những ngày qua, Trại đã xuất bán hơn 2.000 con cá chép giống. Để có giống chép đỏ đẹp, khỏe, ngay từ mùa thu hằng năm, Trại bắt đầu cho cá mẹ đẻ trứng. Để kích thích trứng nở, người nuôi phải chiếu thêm ánh sáng. Mật độ nuôi cá trong ao cũng luôn duy trì dày từ 300 con đến 500 con/m2.

Để đảm bảo cá không bị ngạt, chết, trước khi chuyển cá đi xa, những ngày qua, công nhân của Trại đã tiến hành đánh bắt cá và nuôi ép trong lưới vây, hồ nhỏ để cá thích nghi mới môi trường chật, tăng sức dẻo dai.

Giá cả năm nay cũng như các năm trước, cá chép thường cỡ 6-7cm bán giá 800 đồng/con, cùng kích cỡ, cá chép Nhật có giá 3.000 đồng/con. Nhiều gia đình thích thả hẳn cá chép to, loại 50.000 đồng/con. Cũng không ít gia đình chọn loại cá nuôi hơn 2 năm, đuôi to, vây dài, cỡ này có giá 300.000 đồng/con.

Cá chép Nhật được nhiều người chọn mua vì chúng có hình dáng đẹp và màu đỏ bắt mắt. Màu đỏ mang ý nghĩa tâm linh được coi là biểu tượng của sự giàu có và thành công.

Theo anh Nguyễn Hữu Hoàng, cùng với ý nghĩa tâm linh, việc thả cá chép còn có một ý nghĩa khác là tái tạo nguồn lợi thủy sản, vì thế khuyến khích bà con nên chọn mua cá chép thường vì loại này khả năng sinh sản và thích nghi với môi trường tốt nhất trong các loại cá nước lợ. Còn cá chép Nhật khả năng thích nghi kém hơn, chỉ nên nuôi trong bể kính kết hợp với thủy sinh làm kiểng.

Ngày 23 tháng Chạp Táo quân về trời, để chuẩn bị cho cuộc ra đi của vị thần gần gũi nhất với gia đình, các chủ nhà không quên sắm các đồ cúng tế, đặc biệt là đốt hàng mã. Một bộ hàng mã có giá từ 15.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng. Nhiều gia đình khá giả không ngần ngại “sắm” xe máy, ô tô, máy bay… để ông Táo làm phương tiện về chầu trời.

Để có cá bán cho ngày 23 tháng Chạp, các Trại giống cho cá mẹ đẻ trứng từ mùa thu.

“Nhưng phong tục là một chuyện còn câu chuyện trong lúc nguồn lợi thủy sản bị khai thác cạn kiệt như hiện nay thì bỏ ra vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng để đốt vàng mã, số tiền ấy mua được vài chục đến vài trăm con cá thả để tái tạo nguồn lợi thủy sản là việc nên làm hơn” - Anh Nguyễn Hữu Hoàng chia sẻ.


Related news

Ngư Dân Bội Thu Mùa Cá Cơm Ngư Dân Bội Thu Mùa Cá Cơm

Vào vụ cá nam năm nay, nhất là thời gian gần đây ở Bình Thuận, mỗi chuyến biển ra khơi ngư dân trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, tiếng cười, tiếng nói ngư phủ cũng rộn rã hơn sau những ngày “hái bạc”…

Wednesday. August 7th, 2013
Thanh Hóa: Mục Tiêu Trồng Đậu Tương Vụ Đông 2013 Không Đạt Kế Hoạch Thanh Hóa: Mục Tiêu Trồng Đậu Tương Vụ Đông 2013 Không Đạt Kế Hoạch

Không mất nhiều công gieo vãi, chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, có tác dụng làm đất tơi xốp, bên cạnh đó còn tận dụng được diện tích đất 2 lúa, nên cây đậu tương đã và đang trở thành cây trồng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để trồng trong vụ đông trên chân đất 2 lúa trong nhiều năm qua.

Tuesday. October 22nd, 2013
Nghề Nghề "Độc" Dựng Cơ Nghiệp

Nghề của ông Nguyễn Cao Cường, thôn Tăng Sơn, xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) "độc" nhất trong vùng kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng - nuôi rắn hổ mang phì (rắn hổ phì). Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề "độc" này lại giúp gia đình ông gây dựng được cơ nghiệp.

Thursday. June 20th, 2013
Cựu Chiến Binh Làm Giàu Trên Vùng Đất Khó Cựu Chiến Binh Làm Giàu Trên Vùng Đất Khó

Chiến tranh đã lùi xa 38 năm, những người lính tham gia kháng chiến một thời, nay trở về đời thường với những vết thương không thể xóa nhòa. Cuộc sống hôm nay với bao khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn hăng say, quyết tâm làm giàu bằng ý chí và nghị lực ngay trên quê hương mình.

Thursday. June 20th, 2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Khu Vực Miền Núi Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Khu Vực Miền Núi

Năm 2013 Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi nằm trong dự án phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực quy trình GAP tại thị trấn Tân Uyên và xã Thân Thuộc huyện Tân Uyên, quy mô 01 ha với 13 hộ nông dân tham gia.

Wednesday. October 23rd, 2013