Trung Quốc Ngừng Mua, Cau Chín Rục, Dân Bỏ Mặc
Tháng 3 là thời gian đỉnh điểm của vụ thu hoạch cau ở miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi). Thế nhưng tại các khu vườn, vùng đồi, triền dốc, hàng trăm ngàn cây cau với quả chín đầy trên buồng, phía dưới gốc rơi vãi đầy quả chín nhưng vẫn vắng người thu hoạch.
Theo Phòng NNPTNT Sơn Tây, huyện có diện tích cau lên tới 1.426ha,
Chị Nguyễn Thị Kim Ánh ở thôn Huy Măng, xã Sơn Dung, chủ cơ sở chế biến cau lớn nhất vùng, cho biết: Giá cau ruột tươi (quả cau chín, bổ bỏ vỏ) được mua từ 5.000-5.200 đồng/kg, cao gấp đôi so với năm trước. Thế nhưng lượng cau mà người dân đem bán giảm rất nhiều. Mấy năm trước thì sau 4 tháng thu hoạch (bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4), lượng cau tươi mà tôi mua ước gần 200 tấn. Tuy nhiên năm nay, dù vụ cau đã đi qua nửa thời gian, nhưng mới chỉ mua được khoảng 1/4 lượng đó.
Cũng theo chị Ánh, số lượng cau mà người dân đem đến bán giảm hoàn toàn không phải là vì mất mùa, mà vì người dân không mấy mặn mà thu hoạch. Lý do đầu tiên là mấy vụ trước, cau xanh nguyên quả (cau non) hút hàng nên bắt đầu từ tháng 8-9 các hộ đã thu hoạch để bán, với giá khoảng 5.000 đồng/kg.
Nhưng vừa rồi, giá cau non giảm do phía Trung Quốc - thị trường tiêu thụ chủ yếu cau ở Quảng Ngãi, không mua nữa. Vì vậy, lượng cau chín tăng lên, người dân không đủ sức để hái, bổ bỏ vỏ lấy ruột.
Và một lý do khác là trong năm 2013, người dân nơi đây nhận một lượng tiền đền bù quá lớn, với số tiền từ 100 triệu đồng-5 tỷ đồng/hộ. Vì vậy nhiều người dân không thèm thu hoạch cau bán lấy tiền tiêu, dẫn đến cau chín bị bỏ rụng đầy nương, rẫy.
Ông Đinh Văn Quân - Bí thư Đảng uỷ xã Sơn Tinh xác nhận: Tuy không trúng đất dự án nhưng nhiều hộ trồng cau ở địa phương đã bỏ cau không thu hoạch. Ngoài quả chín quá nhiều, tiền công thu hái và bổ lấy ruột để bán không bằng đi chặt, lột vỏ cây keo thuê (150.000-200.000 đồng/ngày/người).
Related news
Bộ Tài chính cho biết, sau 1 năm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, đến nay việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố với 160.787 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm, trong đó có 85% hộ nghèo.
Ngoài phát triển cây cà phê, huyện Mường Ảng còn chú trọng hướng tới một nền sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao bằng việc áp dụng những giống lúa mới thích hợp với điều kiện khí hậu của vùng, đặc biệt là lựa chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, hiệu quả cao.
Ông Trần Bá Đề, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Chỉ cách đây vài năm, Noong Hẹt là xã thuần nông. Xác định mục tiêu để phát triển kinh tế là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp để xây dựng nông thôn mới nên việc học nghề và đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn đã được xã Noong Hẹt quan tâm và phát triển.
Với lợi thế về đất đai, đồi rừng, ao hồ, sông suối và nhất là nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, tỉnh Điện Biên xác định tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm... góp phần xoá đói giảm nghèo cho dân.
Cùng với một số huyện trên địa bàn tỉnh, dự án Danida do Chính phủ Đan Mạch viện trợ ở Tủa Chùa đang được triển khai, thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp địa phương hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.