Gà Siêu Trứng Cho Siêu Lãi

Gia đình chị Phan Thị Thùy (thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) giờ đây đã có cơ ngơi khang trang nhờ nuôi gà siêu trứng, với thu nhập 150 triệu đồng/năm.
Chị Thùy kể, năm 2000, vay mượn anh em trong gia đình được 60 triệu đồng, chị đầu tư làm chuồng trại, mua 500 con gà siêu trứng về nuôi. “Gà nhanh lớn lắm, nuôi 5 tháng đã thu trứng đều đều, mỗi ngày khoảng 400 quả. Nuôi được một vài năm, đã có người làng khác sang học hỏi kinh nghiệm” - chị Thùy kể.
Tưởng rằng công việc sẽ suôn sẻ, gia đình chị không còn phải trông vào mấy sào ruộng, thì dịch cúm gia cầm lan rộng, chị Thùy phải tiêu hủy toàn bộ số gà trong trang trại theo chỉ đạo của HTX. “Nhìn đàn gà đang độ sai trứng phải đem tiêu huỷ, tôi xót xa mà không thể khóc nổi” - chị Thuỳ nhớ lại.
Chị quyết tâm phải khôi phục lại đàn gà. Được Hội ND hướng dẫn và Ngân hàng CSXH cho vay vốn ưu đãi, chị mua con giống. Rồi chị tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi gà và đi tham quan các mô hình nuôi gà siêu trứng do Hội ND tổ chức... Từ đó, chị tự tin hơn để khôi phục lại trang trại gà.
Chị Thuỳ cho biết, gà chị nuôi là giống CiBi nên rất khỏe, có khả năng kháng bệnh cao, cộng với việc thường xuyên vệ sinh chuồng trại, cho uống thuốc và tiêm phòng đầy đủ nên đàn gà phát triển rất nhanh, chỉ 4-5 tháng là thu trứng. Với trại gà 1.000 con hiện nay, mỗi ngày gia đình chị thu khoảng 850 - 900 trứng, trừ hết chi phí mỗi tháng chị thu 12 triệu đồng.
Cùng với trại gà siêu trứng, chị Thùy còn canh tác gần 1 mẫu ruộng. Năm nào chị cũng được Hội ND bình chọn là hộ SXKD giỏi cấp huyện. Chia sẻ về bí quyết chăn nuôi thành công trong nuôi gà siêu trứng, chị Thùy bảo: Trước tiên phải tìm hiểu thật kỹ về con giống, phải chọn giống khỏe, trong quá trình nuôi phải cho gà uống thuốc và tiêm phòng theo định kỳ, đặc biệt là chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh...
Related news

Qua thông tin đại chúng được biết nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cây cam, quýt và nhất là nhận thấy đất đai, khí hậu tại địa phương tương đối phù hợp nên trong những năm qua, gia đình ông Nông Thanh Bộ, thôn Nà Nưa, xã Cường Lợi đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng loại cây này.

Anh Phạm Văn Tiến 37 tuổi là nông dân đầu tiên ở xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) áp dụng mô hình tưới phun tiết kiệm nước trên cây nho. Vườn nho nhà anh Tiến trải cành xanh mướt giữa mùa khô hạn. Tưới phun tiết kiệm nước, vốn đầu tư thấp đem lại hiệu quả kinh tế cao đang được nhiều nông hộ học tập làm theo.

Thực tế cho thấy, việc thương lái thu mua nông sản khi vừa được nhà vườn xuống giống vài tuần tại Đà Lạt là một loại giao dịch trong làm ăn rất phổ biến. Hồi đầu năm nay, nhiều thương lái cũng đã thu mua cải thảo theo hình thức này, sau đó cải thảo mất giá, tiền thu hoạch không đủ chi phí thuê nhân công nên họ đã phải để nhà vườn phá bỏ, chấp nhận mất trắng tài sản.

UBND Tỉnh Phú Yên yêu cầu ngành Nông nghiệp và PTNT, UBND các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân nắm được những tác động, ảnh hưởng đến môi trường, đa dạng sinh học, cũng như hiệu quả kinh tế đối với việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

Tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu trên 400 nghìn tấn, trị giá 142,1 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 7,6% về trị giá so với tháng trước đó, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 3,3 triệu tấn phân bón các loại, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 14,18% về lượng và giảm 24,41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.