Trúng đậm mùa tôm nuôi

Giữa tháng 1.2015, ngoài việc tập trung cải tạo đáy ao nhằm chống tình trạng nhiễm phèn, ông Huỳnh Văn Quân ở xã Duy Vinh, khảo sát thị trường tìm mua con giống có chất lượng cao và chia ra thành 2 đợt thả vào 2 hồ tôm với tổng diện tích 5.200m2 mặt nước.
Sau hơn 3 tháng chăm sóc, ông Quân vừa thu hoạch lứa tôm thứ nhất với 1/3 diện tích nuôi theo hình thức lót bạt, sản lượng đạt hơn 2 tấn. Với giá bán 90.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí mua thức ăn, con giống, ông lãi không dưới 100 triệu đồng. “Thấy thời tiết nắng ấm kéo dài nên vụ tôm năm nay tôi quyết định thả nuôi trước 2 tháng so với mọi năm và thực tế cho thấy lứa đầu đã thắng lớn. Hiện tại, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng còn lại đang sinh trưởng, phát triển khá tốt. Dự kiến, đến giữa tháng 6 tới sẽ đồng loạt xuất bán, sản lượng chắc chắn đạt ít nhất 3 tấn, tăng gần 40% so với cùng kỳ các năm trước” - ông Quân hồ hởi.
Không riêng gì ông Quân, nhiều hộ nuôi tôm khác ở xã vùng đông Duy Vinh cũng trúng rất đậm như ông Võ Sáu nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích 11.500m2, sản lượng đạt gần 5 tấn, lãi hơn 400 triệu đồng. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Sành - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Vinh cho biết, vụ này địa phương có khoảng 77ha mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng.
Qua thống kê cho thấy, bình quân 1ha đạt khoảng 3 tấn tôm, cao nhất từ trước đến nay. Ông Sành chia sẻ: “Sở dĩ vụ này Duy Vinh được mùa tôm trên diện rộng là nhờ người dân chú trọng khâu cải tạo ao hồ và chọn mua con giống có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, nguồn nước sử dụng hợp vệ sinh, hầu hết chủ hồ đều áp dụng bài bản quy trình kỹ thuật do ngành chuyên môn hướng dẫn.
Vì vậy, các loại dịch bệnh nguy hiểm trên con tôm hầu như không xảy ra. Trong số 77ha ao nuôi tôm, những ngày qua người dân đã xuất bán được 55%, phần còn lại sẽ tiếp tục thu hoạch trong thời gian tới, hứa hẹn một vụ mùa bội thu”. Được biết, đến nay vụ 1 - 2015, xã Duy Vinh đã hoàn thành hơn 90% kế hoạch, có khả năng đạt sản lượng 130 tấn tôm nuôi như chỉ tiêu đề ra.
Ông Trần Châu Giang - Phó phòng NN&PTNT Duy Xuyên cho biết, tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng vụ 1 - 2015 trên địa bàn huyện là 104ha, tập trung chủ yếu ở các xã Duy Thành, Duy Nghĩa, Duy Vinh. Theo ông Giang, từ đầu vụ đến nay con tôm phát triển tốt, một số diện tích thả nuôi sớm đã bắt đầu thu hoạch, năng suất bình quân đạt 2,6 tấn/ha, tăng 2 - 3 tạ/ha so với cùng kỳ năm ngoái, cá biệt một số vùng đạt hơn 3 tấn/ha. “Với giá bán hiện nay dao động từ 90 đến 120 nghìn đồng/kg, sau khi trừ các khoản đầu tư, bình quân người nuôi tôm có nguồn thu nhập gần 200 triệu đồng/ha” - ông Giang nói.
Related news

Nhà nước vay tiền làm hệ thống công trình thủy lợi, người phải trả là dân. Cứ theo nhận định trên của GS Võ Tòng Xuân, thì hóa ra lâu nay, ngoài việc ép giá nông dân để mua rẻ gạo, các DN xuất khẩu gạo của ta còn mang cả số tiền mà nhà nước phải đi vay để đầu tư cho hạt gạo, đi biếu không nước ngoài, trong khi họ đã giàu nứt đố đổ vách.

Dân gian có câu, “đánh rắn, phải đánh dập đầu”. Thế nhưng cách xử lí vi phạm đối với hành vi sử dụng chất cấm trong SX, kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ở ta hiện nay còn khá lúng túng.

Bà Chế, một thương lái nấm tại xã Hố Nai cũng lắc đầu ngao ngán: “Tôi thu mua hàng chục tấn nấm mà lượng bán ra rất chậm, gọi điện hỏi bạn hàng thì họ nói tạm thời ngưng mua vì phía Bắc “ăn” hàng chậm”. Hiện bà Chế đang tồn gần 80 tấn nấm, nếu không tiêu thụ nhanh, thiệt hại có thể lên đến cả tỷ đồng.

Hiện xã đã thành lập tổ liên kết chăn nuôi vịt; thời gian tới sẽ phát triển tổ liên kết chăn nuôi bò thành tổ hợp tác nuôi bò để hỗ trợ nông dân. Xã cũng đang làm hồ sơ vay vốn cho 17 hộ với tổng số tiền 500 triệu đồng từ nguồn vốn ủy thác của Hội Nông dân tỉnh để hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi.

Trước đây, nhắc đến Pú Nhung (huyện Tuần Giáo), là người ta nghĩ ngay đến vùng trọng điểm trồng đậu tương. Nhưng vài năm trở lại đây, cây sắn đang dần thay thế vị trí của đậu tương, bởi những lợi thế về đầu ra, quá trình chăm sóc, thu hoạch.