Trưng Bày So Sánh Rau Đà Lạt Và Trung Quốc

Tại phiên chợ rau, hoa Đà Lạt diễn ra từ ngày 23 - 27/12, trên đường Nguyễn Văn Cừ nối dài có một gian hàng đã tạo được sự chú ý đặc biệt của người tiêu dùng, đó là gian hàng trưng bày một số nông sản đặc trưng của Đà Lạt với mặt hàng cùng loại của Trung Quốc.
Đơn vị thực hiện công việc này là HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào Đà Lạt.
Các mặt hàng được đem ra trưng bày nhằm so sánh chất lượng và giúp người tiêu dùng phân biệt các loại rau có nguồn gốc Trung Quốc với rau của Đà Lạt, gồm các loại như cà rốt, khoai tây, hành tây, bắp sú (cải)…
Qua lời giới thiệu của các nhân viên tại đây, nhiều người đã dễ dàng phân biệt được những nét đặc trưng cơ bản của nông sản Đà Lạt, nông sản Trung Quốc bằng mắt thường. Cụ thể, cà rốt Đà Lạt củ nhỏ, đậm màu, tươi mới và thường có cuống. Cà rốt Trung Quốc bóng loáng, củ đều, to, không có cuống hay đầu thường đen do để lâu. Hành tây Đà Lạt có củ to, vỏ lụa ngoài màu trắng, dễ bị trầy xước trong khi hành tây Trung Quốc có vỏ ngoài màu vàng, tím, hoặc trắng bóng, có hình dạng tròn đều hoặc hình bầu dục.
Khoai tây Đà Lạt củ tròn, mắt củ cạn, vỏ mỏng, dễ bị trầy xước. Khoai tây Trung Quốc kích cỡ đều, củ to và dài, mắt củ sâu, vỏ trơn bóng, ít bị trầy xước. Bắp sú (cải) Đà Lạt có màu trắng, mềm, mặt hàng cùng loại của Trung Quốc có màu xanh chủ đạo. Lơ Trung Quốc thường có màu xanh đậm hơn lơ Đà Lạt, các múi to hơn.
Ông Nguyễn Công Thừa - Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, nói đây là việc làm cần thiết để giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được đâu là nông sản Đà Lạt và đâu là nông sản Trung Quốc.
Triển lãm rau, hoa Đà Lạt nằm trong khuôn khổ Chương trình bế mạc Năm Du lịch Quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt. Tham gia triển lãm có 70 gian hàng của 30 doanh nghiệp chuyên trồng, chế biến, kinh doanh các mặt hàng nông sản tại Đà Lạt.
Related news

Trước thông tin tăng giá sữa của nhiều DN sữa hiện nay, nhiều nông dân vùng nguyên liệu sữa Mộc Châu (Sơn La) cho biết, giá sữa thu mua không thay đổi.

Xuất thân trong một gia đình nông dân, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Nguyễn Thanh Thảo, ở ấp 1A, thị trấn Một Ngàn trở về địa phương gặp không ít khó khăn. Lúc đầu anh phải đi chạy xe khách để kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhưng những dự tính về phát triển kinh tế gia đình luôn thôi thúc nên anh đã mạnh dạn đầu tư mô hình kinh tế trang trại. Đối tượng anh lựa chọn là ba ba thương phẩm để đón đầu những yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tại Đăk Lăk, nơi chiếm giữ 1/3 diện tích cà phê cả nước, tái canh vẫn đang là chuyện của riêng nông dân, trong khi doanh nghiệp, chính quyền còn đứng ngoài cuộc.

Với sản lượng tôm thu được từ đánh bắt và nuôi trồng hơn 15 ngàn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ, nguồn tôm nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến thủy sản của Bạc Liêu đã giảm căng thẳng so với tháng 1-2013. Các nhà máy chế biến xuất khẩu được hơn 3.640 tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD, riêng tháng 2 xuất khẩu thủy sản đạt trên 16 triệu USD, cao nhất trong vài năm trở lại đây.

Sinh ra và lớn lên ở thủ phủ của nhãn lồng Khoái Châu (Hưng Yên), Chu Văn Vang đã dành tình yêu của mình cho cây nhãn. 15 tuổi, Vang đã bắt tay vào ươm, nhân giống, quyết tâm không để giống nhãn quý của quê hương mình bị mai một.