Trồng Xà Lách Xoong Thu Nhập Cao

Huyện Bình Minh (Vĩnh Long) là nơi trồng nhiều xà lách xoong nổi tiếng khắp vùng ĐBSCL. Ông Phạm Văn Thịnh, ở ấp Đông Thuận, xã Long Đình trồng 2 công xà lách xoong đang thu hoạch cho biết: Mỗi công thu hoạch được khoảng 300kg/vụ. Giá xà lách xoong thường xuyên biến động, đắt nhất là từ tháng 11 đến tháng giêng, giá khoảng 20.000 – 30.000đ/kg.
Xà lách xoong hiện nay thu hoạch bao nhiêu thương lái đến tận ruộng thu mua hết. Hai công xà lách xoong của ông trừ hết chi phí lãi trên 60 triệu đồng/năm. Có người nói xà lách xoong là loại rau “nắng không ưa mưa không chịu” nên người trồng phải đầu tư nhiều vốn liếng hơn so với các loại rau ăn lá khác.
Trồng xà lách xoong phải đào nhiều mương lấy nước và thoát nước. Nhất là việc lên liếp, làm giàn lưới che và lắp đặt hệ thống phun tưới bằng máy thay vì tưới tay. Xà lách xoong trồng được quanh năm, tốt nhất là tháng 11 và 12 vì thời điểm này trời mát, năng suất cao. Trung bình một ngày tưới khoảng 4 cữ nước.
Chị Ngô Thị Tươi ở xã Thuận An, huyện Bình Minh trồng 5 công xà lách xoong cho biết: Từ khi mở lộ làm cầu Cần Thơ diện tích đất làm ruộng bị thu hẹp lại. Vì vậy 2 năm nay chị chuyển sang trồng xà lách xoong, năm được giá cao lãi gần 100 triệu đồng. Hiện nay giá xà lách xoong đang ở mức 30.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua. 5 công xà lách đang thu hoạch năng suất từ 300-400 kg/công.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Bình Minh: Hiện nay, tại xã Long Đình, mỗi ngày nông dân thu hoạch từ 3 - 4 tấn rau tươi xuất đi TP.HCM và các tỉnh. Riêng tại xã Thuận An đã có 2 Tổ hợp tác sản xuất rau màu với tổng diện tích trên 23 ha, sản lượng hằng năm khoảng 1.400 tấn, tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 200 lao động. Trồng xà lách xoong tuy nhọc nhằn nhưng thu nhập cao, ổn định.
Related news

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm mới có giá trị tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là ở thành phố du lịch như Hạ Long.

Gần đây, ở huyện Thoại Sơn (An Giang) và một vài nơi khác mọc lên những ngôi nhà mới cao tầng, không để ở mà xây “lâu đài” cho chim yến trú ngụ với mục đích lấy tổ bán làm giàu.

Gà chín cựa tưởng như chỉ tồn tại trong truyền thuyết nhưng năm nay, con vật này có thể sẽ xuất hiện trong mâm cỗ Tết của nhiều gia đình.

Trước tình hình dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đang bùng phát mạnh và hàng loạt dịch cúm A khác: A/H5N1, H1N1, H10N8, H9N2… có chiều hướng gia tăng và tiến sát biên giới Việt Nam. Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết nguyên đán, các địa phương đang triển khai cấp bách biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch xâm nhập và bùng phát dịch.

Trong những năm gần đây, vấn đề vệ vinh an toàn thực phẩm được các cơ quan chức năng và người tiêu dùng rất chú trọng, bà con chăn nuôi ngày càng có ý thức tốt hơn về việc chăn nuôi an toàn sinh học nhằm đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, vấn đề thịt, quầy thịt có chứa các chất tăng trưởng, tồn dư kháng sinh, vi khuẩn vượt quá quy định… vẫn còn khá phổ biến.