Trồng Thử Nghiệm 12 Ha Cây Đương Quy Tại Ý Tý (Lào Cai)

Năm 2014, xã Ý Tý (Bát Xát - Lào Cai) triển khai trồng thử nghiệm 12 ha cây đương quy tại 6 thôn gồm: Nhìu Cồ San, Mò Phú Chải, Choản Thèn, Lao Chải 1, Lao Chải 3, Sín Chải 1 với sự tham gia của 142 hộ dân.
Tham gia trồng cây đương quy, người dân được hỗ trợ 100% giống và phân bón, được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây.
Công ty TNHH Tâm Phát GREEN nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân với giá 80 – 120 nghìn đồng/kg củ khô.
Theo tính toán, nếu trồng và chăm sóc tốt, cây đương quy sẽ cho sản lượng 2,5 – 3 tấn củ khô/ha, đem lại nguồn thu trên 30 triệu đồng một năm.
Thời vụ trồng cây đương quy là vào khoảng tháng 2, tháng 3 và thu hoạch vào cuối năm.
Cây đương quy thích hợp với khí hậu mát mẻ, chịu lạnh nên có thể trồng xen với ngô và trồng dưới tán các loại cây ăn quả.
Là loại thảo dược quý có vị ngọt, cay, tính ôn, hoạt huyết, nhuận táo… một loại thuốc phổ biến trong đông y, nên đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc đưa cây dược liệu đương quy vào trồng sẽ giúp người dân vùng cao Ý Tý chuyển đổi giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế, thay thế một số diện tích hoa màu kém hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân.
Related news

Công ty Giống thuỷ sản Thảo Nguyên - Tôm Sinh Thái là công ty giống duy nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh tiếp cận công nghệ sản xuất tôm thẻ chân trắng hiện đại trên địa bàn huyện Năm Căn. Đây là cơ hội mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất tôm giống của tỉnh Cà Mau.

Qua tìm hiểu thực tế thị trường, học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, truyền hình và các mô hình chăn nuôi bò thịt hiệu quả trong Nam, ngoài Bắc, anh Phạm Đức Đạt ở Kim Độ, Hiệp Cát, Nam Sách, Hải Dương đã gặt hái được thành công ngay từ lứa bò thịt đầu tiên.

UBND TP Hà Nội vừa đồng ý về chủ trương giao cho Công ty Cổ phần sữa Hà Nội thực hiện dự án thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi lạch sông Hồng, thuộc thôn Khê Ngoại, xã Văn Khê, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Sau quá trình dài gần 5 năm tiến hành khảo nghiệm các giống bắp biến đổi gen trong môi trường thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu tại Việt Nam, thông tin mới nhất từ Bộ NN-PTNT là bộ này vừa chính thức phê duyệt công nhận 4 giống bắp biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Vài năm trở lại đây, diện tích trồng rau màu ở ĐBSCL không ngừng tăng trưởng, nhất là diện tích trồng rau màu theo hướng an toàn sinh học được chính quyền và ngành nông nghiệp các địa phương luôn khuyến khích. Ước tính toàn vùng hiện có trên 246.000ha, chiếm khoảng 30% diện tích màu cả nước.