Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Chim Trĩ, Mô Hình Đầy Triển Vọng Ở Quảng Ngãi

Nuôi Chim Trĩ, Mô Hình Đầy Triển Vọng Ở Quảng Ngãi
Publish date: Wednesday. April 10th, 2013

Với đàn chim trĩ gần 100 con, trong đó có 60 chim mái đang trong giai đoạn đẻ trứng, sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận mỗi năm từ việc bán con giống và chim trưởng thành ước từ 70 - 100 triệu đồng/năm.

Sự tình cờ mở hướng đi mới

Sau khi tích cóp và dành dụm được một khoảng tiền từ nghề may ở TP. Hồ Chí Minh, năm 2011 anh Nguyễn Đình Thụy (sinh 1978), ở thôn Hiệp Phổ Nam, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) quyết định trở về quê để sinh sống và nghĩ cách làm giàu ngay trên quê hương của mình.

Anh Thụy tâm sự: Ở vùng quê thuần nông như Hành Trung, với nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào mấy sào đất trồng lúa, hoa màu thì mỗi năm để dành được 5 - 10 triệu đồng đã là chuyện khó, nói gì đến con số vài chục triệu/năm. Trong khi gần cả năm trời loay hoay nhưng vẫn chưa tìm kiếm một hướng đi vừa ý, thì bất ngờ trong một lần lên mạng Internet, anh Thụy đọc và nhận thấy mô hình nuôi chim trĩ ở tỉnh Hưng Yên hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của mình.

Tháng 6/2012, anh Thụy khăn gói ra tỉnh Hưng Yên để mua 25 con chim trĩ trưởng thành, với giá 700.000 đồng/con về nuôi thử. Qua gần 1 tháng, thấy số chim trĩ thích nghi khá tốt nên anh Thụy tiếp tục ra mua 2 đợt, gồm 25 con trưởng thành và 30 con chim trĩ 7 ngày tuổi, với giá 100.000 đồng/con.

Để nuôi số chim trĩ đã mua, trên diện tích vườn nhà của gia đình, anh Thụy mua tôn, lưới... làm 7 chuồng, thả nuôi với tỉ lệ 2 mái-1 trống. Trong đó chuồng lớn nhất có diện tích khoảng 20m2, nhốt 25 con và nhỏ nhất là 2m2, nhốt 3 con. Đến nay, ngoài 3 con bị chết và 2 con sổng chuồng bay mất, số còn lại đều phát triển tốt và bắt đầu đẻ trứng từ tháng 1/2013.

Cùng với mua con giống, làm chuồng trại, anh Thụy còn đầu tư gần 7 triệu đồng để thuê thợ xây lò ấp trứng, với công suất 1.000 trứng/đợt/lần. Tuy nhiên 2 đợt đầu thiếu kinh nghiệm nên tỉ lệ trứng nở chẳng bao nhiêu, riêng đợt này với 100 trứng, tỉ lệ nở ước sẽ đạt cao hơn, anh Thụy khoe.

Hứa hẹn lợi nhuận cao

Tuy mới chỉ là giai đoạn đầu và số lượng trĩ giống bán ra thị trường chỉ mới được khoảng 30 - 40 con, thế nhưng anh Thụy khẳng định: So với nhiều vật nuôi khác như gà, vịt, chim bồ câu... thì nuôi chim trĩ dễ hơn, lợi nhuận mang cao gấp nhiều lần.

Anh Thụy cho biết: Thời gian nuôi của chim trĩ từ lúc 7 ngày tuổi, cho đến khi trưởng thành là khoảng 6 tháng, với chi phí mua thức ăn gồm cám, lúa và các loại rau xanh khác khoảng 20.000 đồng/con/tháng. Khi đó trọng lượng của chim mái đạt khoảng 1,2 kg/con; chim trống là 1,8 kg/con. Với giá bán trên thị trường hiện nay là 700.000 đồng/kg, tương ứng từ 840.000 đồng - 1,1 triệu đồng/con. Trừ các khoản chi phí thì lợi nhuận mang về của chim trĩ bình quân thấp nhất cũng từ 600.000 - 900.000 đồng/con.

Còn nếu nuôi để lấy trứng, ấp bán con giống thì mỗi chim mái đẻ 8 tháng, với khoảng 20 trứng/tháng, tương ứng khoảng 160 trứng/năm. Sau khi ấp khoảng 24 ngày thì nở. Giá bán chim con 7 ngày tuổi trên thị trường là 100.000 đồng/con, tính ra lợi nhuận mỗi chim trĩ mái mang về trừ chi phí còn khoảng 10 triệu đồng/con.

Một ưu điểm nữa là phân chim trĩ không gây hôi, thối như các loại gia cầm khác. Bên cạnh đó diện tích chuồng tùy theo điều kiện của từng hộ, chứ không nhất thiết phải to, rộng, với diện tích 2 - 3 m2 cũng đủ để làm chuồng nuôi nhốt. Qua gần 1 năm nuôi, anh Thuỵ chưa thấy chim trĩ bị bệnh gì. Tuy nhiên để phòng ngừa, ngoài vệ sinh chuồng trại và khử trùng bằng rắc vôi bột 1 lần/tháng; anh Thuỵ còn bơm thuốc Benkocid 2 lần/tháng.


Related news

Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà

Xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc - Hòa Bình) cách thị trấn Đà Bắc gần 10 km nằm chênh vênh trên lòng hồ. Xóm có 76 hộ, chủ yếu là người Dao sinh sống dựa vào trồng ngô, sắn, trồng rừng và đánh bắt thủy sản. Ngoài những nghề trên, việc phát triển chăn nuôi được bà con chú trọng bởi lợi thế gần rừng có nhiều nguồn thức ăn. Hầu hết các hộ trong xóm đều chăn nuôi từ 1 - 2 con đến hàng chục con lợn. Giống chủ yếu là lợn lai, lợn địa phương với hình thức bán chăn thả. Nhận thấy lợi thế, thời gian qua, Dự án AFAP đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng và lợn địa phương. Dự án đã đầu tư cho xóm 11 con lợn giống (9 con lợn địa phương và 2 con lợn rừng) cho 9 hộ chăn nuôi tiêu biểu của xóm.

Friday. May 11th, 2012
Thanh Hóa: Gồng Mình Chống Hạn Thanh Hóa: Gồng Mình Chống Hạn

Do nắng nóng kéo dài, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 12.000 ha lúa thiếu nước. Ngành NN- PTNT đang chỉ đạo các Cty thủy nông thực hiện việc bơm nước liên tục để cứu lúa.

Saturday. May 12th, 2012
Ngô, Lạc Mất Mùa Vì Hạn Ở Nghệ An Ngô, Lạc Mất Mùa Vì Hạn Ở Nghệ An

Đi khắp vùng bãi dọc sông Lam huyện Hưng Nguyên, vùng đồi núi của Nam Đàn, hay những diện tích lạc vùng đất cát pha Nghi Lộc, tất cả là một màu vàng trắng do cháy của ngô, màu xanh héo rũ xơ xác của lạc. Đã lâu lắm, chưa bao giờ cây màu vụ xuân của tỉnh Nghệ An đối mặt với hạn hán khốc liệt và thiệt hại nặng nề đến thế.

Saturday. May 12th, 2012
Đất Chuyên Trồng Lúa Nước - Không Được Bỏ Hoang Từ 12 Tháng Trở Lên Đất Chuyên Trồng Lúa Nước - Không Được Bỏ Hoang Từ 12 Tháng Trở Lên

Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa đã được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 1-7-2012. Theo đó, hàng năm, ngân sách nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Monday. May 14th, 2012
Vườn Mẫu Cà Phê Ở Lâm Đồng Vườn Mẫu Cà Phê Ở Lâm Đồng

Khi tham gia vào mô hình này, các hộ nông dân sẽ được hướng dẫn kỹ thuật trồng cà phê theo mô hình 4C, từ khâu trồng trọt đến khâu thu hái.

Tuesday. May 15th, 2012