Trồng Sa Nhân Tím Đạt Hiệu Quả Cao
Cách đây đã 3 năm, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ chọn xã Sơn Lang, huyện Kbang tỉnh Gia Lai làm nơi để thử nghiệm trồng sa nhân tím thuộc đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu gây trồng sa nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm bảo vệ, phát triển nguồn gen quý, sử dụng hiệu quả vùng đất dốc và nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng núi”.
Hộ anh Đinh Dũng, người Bahnar ở thôn Hà Nừng, và hộ chị Nguyễn Thị Huệ thôn 3, xã Sơn Lang được chọn trồng mô hình thử nghiệm. Đề tài đã cung cấp cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn gia đình anh Dũng trồng và chăm sóc 2 ha dưới tán rừng xoan. Hộ chị Huệ được trả 1 triệu đồng để lên rừng tìm 1.000 mắt giống sa nhân tím để ươm vô tính và được giao 10 khoảnh rừng 6m x 14m để trồng, trung bình mỗi khoảnh trồng khoảng 26 mắt giống.
Mô hình đã cho kết quả cao, nhìn những luống sa nhân tím lên xanh mướt dưới tán rừng, những chùm quả nằm chen dưới góc cây sa nhân hứa hẹn mùa bội thu cho người dân nơi đây. Khoảnh sa nhân tím khoảng 84 m2 của gia đình chị Huệ với hơn 50 kg quả khô (thu hoạch từ tháng 5 cho đến hết tháng 10) với giá thương lái thu mua là 160 nghìn đồng/kg quả khô, hộ chị Huệ thu được 8 triệu đồng. Hộ anh Đinh Dũng thu hơn khoảng 5 tạ quả khô, thu 80 triệu đồng. So với trước đây, nếu như không trồng xen sa nhân tím, vườn xoan 4 năm tuổi gần khép tán của anh cũng không thu hoạch được, mà còn mất thêm công chăm sóc.
Thành công bước đầu của việc trồng xen canh cây sa nhân tím dưới tán rừng, và rừng xoan đã cho kết quả tốt, hứa hẹn một sự khởi đầu thuận lợi, đồng thời mở ra hướng đi mới, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân đồng thời gắn kết tăng hiệu quả công tác bảo vệ rừng. Chị Nguyễn Thị Huệ cho biết, hiện nay nhiều hộ dân địa phương mong muốn được tham gia trồng sa nhân tím. Nếu được giao đất rừng, người dân sẵn sàng nhận khoán để giữ rừng cũng như trồng sa nhân tím.
Việc trồng sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên và tán rừng trồng như dưới tán rừng keo, xoan… 2 - 3 năm tuổi và dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh nghèo kiệt sinh trưởng phát triển tốt góp phần hạn chế xói mòn, ngăn chặn và hạn chế lũ lụt nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Cây sa nhân tím không tranh chấp đất với các loại cây trồng khác mà chỉ tận dụng được đất dưới tán rừng để tăng nguồn thu nhập trên một đơn vị diện tích. Cây sa nhân có giá trị làm thuốc chữa nhiều loại bệnh về đường ruột và còn dùng để chiết tinh dầu làm hương liệu thực phẩm, nước hoa, dầu gội, gia vị...
Giống sa nhân tím sinh trưởng và phát triển tốt, ra hoa đậu quả đạt 100%, năng suất khô của vụ 1 và vụ 2 đạt 139 - 275 kg/ha. Xét về hiệu quả kinh tế, 1ha trồng xen sa nhân tím tại huyện Kbang đã cho lãi ròng trên 21 triệu đồng. Do vậy, cần nhân rộng mô hình sa nhân tím trên địa bàn xã Sơn Lang cũng như tiến tới phổ biến trên toàn tỉnh.
Related news
Một kg na rừng có giá bán 120.000-150.000 đồng, trong khi mỗi quả nặng lên đến 2,5-5 kg. Nhiều người ở các bản ở Thuận Châu, Sơn La đổ xô đi hái na về bán để kiếm thêm thu nhập.
Tờ Kinh doanh toàn cầu ngày 22.10 đưa tin Chính phủ Philippines sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp trong tuần này để xác định nhu cầu cấp thiết về nhập khẩu gạo bổ sung trong bối cảnh mùa màng thất bát nặng nề do bão Koppu gây ra...
Trong khi lãnh đạo Cục dự trữ nhà nước Nam Trung bộ (trụ sở tại Khánh Hòa) khẳng định việc bán lúa vừa rồi là đúng luật, đúng quy trình thì nhiều người không mua được lúa cho biết sẽ khiếu nại đến cùng để chấm dứt tình trạng không minh bạch trong việc mua bán lúa dự trữ nhà nước…
Một đại biểu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở tỉnh Thái Bình, trong câu chuyện về xây dựng nông thôn mới, ông lo lắng: Ở quê bây giờ cái gì cũng đủ: Điện, đường, trường, trạm, internet, quán gội đầu... Chỉ thiếu người!
Thoạt nghe, chúng tôi cứ ngỡ, cái tên gọi Vườn lan Huyền Thoại như một hình ảnh so sánh với các câu chuyện trong truyện cổ tích. Chỉ khi đến nơi, chúng tôi mới được biết, đó là tên mà chị Lê Thị Thanh Huyền đặt cho vườn lan của mình.