Người Nuôi Cá Tra Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Liên Kết Doanh Nghiệp Để Sống Cầm Cự

Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đang dao động ở mức rất thấp, từ 18.500 - 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành cá tra mà dân nuôi từ 23.000 - 24.500 đồng/kg. Như vậy, người nuôi cầm chắc lỗ từ 3.000 - 6.000 đồng/kg...
Chưa bao giờ nông dân nuôi cá tra lâm vào cảnh bi đát như hiện nay khi mà hơn 90% đã bỏ nghề do lỗ kéo dài, mắc nợ ngân hàng. Số còn lại cầm cự sống được là nhờ có mô hình, hợp đồng nuôi liên kết với doanh nghiệp.
Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đang dao động ở mức rất thấp, từ 18.500 - 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành cá tra mà dân nuôi từ 23.000 - 24.500 đồng/kg. Như vậy, người nuôi cầm chắc lỗ từ 3.000 - 6.000 đồng/kg.
Bán được cá cũng chết
Ông Nguyễn Hữu Nguyên - Chủ nhiệm HTX Thủy sản Châu Phú, tỉnh An Giang cho biết, các xã viên của HTX chuẩn bị thu hoạch 10ha ao nuôi cá tra với khoảng 5.000 tấn. Nếu doanh nghiệp (DN) mua với giá 20.000 đồng/kg thì xã viên chịu lỗ 4.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến giờ này vẫn chưa biết bán cho ai, vì DN, thương lái “lặn mất tăm”.
Không bán được cá nên lo lắng đã đành, nhiều nông dân bán được cá cũng đang sống dở chết dở, đặc biệt họ đang phải gánh khoản nợ thay cho DN vì chậm trả tiền mua cá. Ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm HTX Cá tra Thới An ở Ô Môn, Cần Thơ cho biết, xã viên của ông nhiều người bán cá cho DN nhưng 4 - 5 tháng vẫn chưa được trả đủ tiền. Đơn cử như các anh Lý Văn Lung, Nguyễn Thanh Bình, Đào Văn Những... bán cá cho các Công ty Bình Minh (Vĩnh Long), Việt An, Thuận An.
Theo hợp đồng, DN sẽ trả tiền trong vòng 1 tháng, thế nhưng đến nay đã 4 - 5 tháng họ vẫn chưa trả tiền, hoặc chỉ mới trả nhỏ giọt được 20 - 30%. “Trong khi hàng tháng chúng tôi phải trả lãi cho ngân hàng từ 50 - 100 triệu đồng. Như vậy có phải DN đang chiếm dụng vốn của nông dân vì chúng tôi đang phải trả lãi thay cho họ? Đã bán lỗ, giờ thêm khoản gánh thay lãi suất cho DN như vậy nữa thì hỏi nông dân nào còn sống nổi?” - ông Hải bức xúc.
Theo Hiệp hội Thủy sản An Giang (AFA), do không chịu nổi với mức lỗ kéo dài này, hơn 90% diện tích nuôi cá tra của người dân ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp đã “treo ao”, nông dân bỏ nghề hoặc nuôi các loại cá khác.
Liên kết để sống
Trong bối cảnh người nuôi cá tra nhỏ lẻ đang “chết dần chết mòn” như thế thì một số nhỏ nông dân vẫn cầm cự được, thậm chí sống khỏe với nghề nhờ mô hình liên kết hoặc nuôi gia công cho DN. Ông Chương Thành Sang ở cù lao Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ, khi thấy giá cá tra bấp bênh trong khi nguyên vật liệu đầu vào cứ tăng cao nên từ năm 2011 đã bỏ hình thức tự nuôi và chuyển qua liên kết nuôi gia công cho các DN Hùng Vương, IDI... Theo đó, DN đầu tư 1,55 - 1,6kg thức ăn và 4.500 - 5.000 đồng, ông sẽ giao lại 1kg cá nguyên liệu đạt chất lượng xuất khẩu, toàn bộ quy trình chăm sóc, con giống... ông tự lo.
“Cái lợi của mô hình liên kết này là người nuôi được DN đầu tư vốn và đảm bảo đầu ra, bất kể giá cá tăng hay giảm. Vấn đề là nuôi đạt yêu cầu, ít hao hụt, sẽ có lời từ 500 - 1.000 đồng/kg, mức lời không quá cao nhưng sống được” - ông Sang nói. Vụ nuôi vừa qua, ông nuôi và xuất bán cho DN 350 tấn cá tra, thu lời được hơn 300 triệu đồng, đủ tiền trang trải chi phí trong gia đình và nuôi các con ăn học.
Theo ông Dương Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Công ty Hùng Vương, mô hình liên kết giữa DN và nông dân dựa trên cơ sở 2 bên cùng chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi về lợi nhuận. Hiện mức chênh lệch về giá thành giữa người dân tự nuôi và DN nuôi cá tra là từ 15 - 20%. DN nuôi có giá thành 19.000 - 20.000 đồng/kg, trong khi nông dân nuôi thì lên tới 23.000 - 24.000 đồng/kg. Đó là do nông dân không tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi và nguồn thức ăn giá gốc, không được hoàn thuế VAT... Với mô hình nuôi liên kết với DN thì ao nuôi cá của nông dân được xem như là ao nuôi của DN nên nông dân được hưởng các khoản lợi này.
Đây cũng là mô hình mà bản thân ông Nguyễn Ngọc Hải và một vài thành viên HTX Thới An đã theo từ nhiều năm nay, nhờ đó vẫn còn cầm cự được với nghề. Tuy nhiên, ông Hải cũng đang rất lo lắng là thời gian gần đây số DN liên kết với nông dân đang giảm dần, trước 10 giờ còn có 3, 4. Nguyên nhân do DN ngày càng tự chủ tốt về vùng nuôi, cộng với tình hình xuất khẩu năm nay khó khăn, vùng nuôi riêng của DN đã cung cấp đủ sản lượng mà DN cần nên họ giảm liên kết với nông dân.
Related news

Hàng trăm hộ nông dân ở huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) đã tự nguyện liên kết với nhau mở rộng diện tích trồng chuối để hình thành vùng SX tập trung.

Những ngày này, nông dân ở ấp Thạnh An và Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh đang thu hoạch cuối vụ mùa khóm nghịch. Điều làm người dân phấn khởi là giá khóm đang ở mức cao nhất từ trước đến nay.

Tại Hội nghị quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững vùng ĐBSCL tổ chức tại tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Huy Điền- Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản -cho biết, đến thời điểm này, 8 tỉnh, thành phố ven biển vùng ĐBSCL đã đề xuất 61 dự án thủy lợi với tổng nguồn vốn đầu tư lên tới trên 9.288 tỉ đồng.

Theo kết quả phân tích mẫu tôm biển kiểm tra bệnh định kỳ của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản từ cuối tháng 02 đến ngày 17 tháng 3 năm 2014, xét nghiệm 13 mẫu tôm chân trắng nuôi và 06 mẫu tôm giống, đã phát hiện 07 mẫu tôm chân trắng nuôi và 04 mẫu tôm giống nhập tỉnh nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô (IHHNV).

Huyện Quảng Xương: Vụ mùa năm 2014, huyện Quảng Xương gieo cấy hơn 8.500 ha, trong đó cơ cấu trên 60% diện tích lúa mùa muộn. Hiện nay, ở các xã: Quảng Cát, Quảng Phong, Quảng Châu... hơn 90% diện tích lúa mùa đang bị các đối tượng sâu bệnh tấn công, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ; mật độ trung bình là trên 100 con/m2, cá biệt, có nơi lên tới trên 300 con/m2.