Trao Thưởng Cho Doanh Nghiệp Phát Triển Chăn Nuôi

Ngành Chăn nuôi sẽ tổ chức trao 14 giải thưởng cho các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất trong việc quản lý và phát triển ngành.
Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo giới thiệu về Triển lãm ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến thịt Vietstock 2014 do Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT tổ chức sáng 1/8 tại Hà Nội.
Với chủ đề “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi hướng đến phát triển bền vững: Từ nông trại đến bàn ăn”, Triển lãm sẽ diễn ra vào tháng 10 tới tại TPHCM.
Vietstock 2014 là triển lãm lần thứ 7 nhằm tôn vinh những cá nhân, đơn vị tổ chức có sáng kiến và đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam. Triển lãm dự kiến thu hút hơn 250 doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ 30 quốc gia trên thế giới tham gia trưng bày các sản phẩm, công nghệ và thiết bị phục vụ trong ngành chăn nuôi; giới thiệu các giải pháp tiên tiến và quy trình quản lý theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi bền vững.
Theo Ban Tổ chức, ngoài 14 giải thưởng trao tặng cho các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất trong việc quản lý và phát triển đàn gia súc, gia cầm, sản xuất trứng, sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chế biến sữa; sẽ có giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi tốt nhất tại Việt Nam…
Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ NNPTNT cho biết, đây là dịp để các doanh nghiệp trong nước trao đổi kinh nghiệm và cập nhật thông tin, công nghệ tiên tiến trong phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam.
Related news

Sau lũ, những “vựa sắn” trong thời kỳ thu hoạch của người dân vùng trũng thấp Bắc Trà My (Quảng Nam) bị úng thối, gây thiệt hại đáng kể giá trị sản phẩm.

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, bà con nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã cấy lấp hơn 24.500 ha, đạt trên 95% kế hoạch năm. Trong đó, lúa cấy trên 20.000 ha, còn lại là lúa sạ, tập trung ở các xã: Thới Bình, Biển Bạch Đông, Biển Bạch và Hồ Thị Kỷ.

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.

Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.