Trồng Mới Gần 140ha Cây Ăn Trái

Năm 2013, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) phát triển thêm gần 140ha vườn cây ăn trái, nâng tổng số lên hơn 1.300ha. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh tế của việc trồng cây ăn trái cao hơn so với canh tác mía, khâu tiêu thụ cũng thuận lợi do thương lái đến thu mua tại vườn.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn thành phố có trên 900ha vườn cây ăn trái đang bước vào thu hoạch. Riêng gần 100ha cây cam, quít và bưởi đang thu hoạch với năng suất bình quân từ 10-15 tấn/ha. Giá cam sành và quít đường năm nay cũng có phần khởi sắc.
Hiện nông dân bán cam trái cho thương lái tại vườn với giá dao động từ 16.000-18.000 đồng/kg và quít là 22.000-25.000 đồng/kg; bình quân mỗi héc-ta, bà con thu được từ 150-300 triệu đồng. Ngoài ra, bà con còn hợp đồng với thương lái mua mão theo vụ thu hoạch từ 3-4 tháng với giá từ 12-20 triệu đồng/công.
Related news

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VN Pangasius), tính đến cuối tháng 9.2015, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đã ký được hợp đồng xuất khẩu đạt 721.200 tấn sản phẩm các loại.

Bộ NNPTNT vừa ban hành Thông tư 31/2015 quy định về giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật, thủy sản nuôi.

Gắn bó với đồng ruộng suốt mấy chục năm, ông Vũ Văn Tỉ, thôn Linh Đông 3, đã tìm tòi rất nhiều thứ con, trồng rất nhiều thứ cây để cải thiện và tăng thu nhập cho gia đình. Nhưng có lẽ chỉ có con dế (xét từ mọi phương diện) là thứ con khiến ông đam mê và hài lòng nhất.

6 năm “cắm bản” ở vùng cao Quảng Nam, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KTQP) 207 không chỉ triển khai thực hiện tốt các hạng mục thuộc vùng Dự án KTQP được giao mà còn sáng tạo những mô hình phát triển phù hợp, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Với khoảng 49.200 loài sinh vật, Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về đa dạng tài nguyên sinh vật và là 1 trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa có nổi một ngân hàng gen vật nuôi quốc gia.