Sóc Trăng Thành Lập Hợp Tác Xã Hành Tím Vĩnh Châu

Ngày 31/3, tại khóm Soài Côn, phường 2, thị xã Vĩnh Châu đã tổ chức lễ thành lập Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu. Đây là Hợp tác xã hành tím được thành lập đầu tiên trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Dự lễ có đại diện Ban Quản lý Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, đại diện các Sở ngành, Ủy ban thị xã Vĩnh Châu và những nông dân tham gia hợp tác xã.
Việc thành lập Hợp tác xã hành tím đầu tiên trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu có ý nghĩa rất lớn đối với nông dân và ngành chức năng địa phương vì sẽ góp phần giải quyết được bài toán cung cầu và giá cả đã tồn tại nhiều năm qua, giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất và có thể làm giàu được với nông sản chủ lực của địa phương mình.
Đây cũng là bước đi tất yếu để thực hiện hiệu quả nâng cấp chuỗi giá trị từ cây hành tím Vĩnh Châu khi bước ra thị trường quốc tế; bởi ngoài vấn đề xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm thì việc liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất là rất cần thiết để tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa lớn, có chất lượng đồng bộ, đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để giúp cho các thành viên trong hợp tác xã có điều kiện sản xuất, giảm bớt chi phí đầu tư ngay từ đầu vụ do giá hành tím giống thường cao, trung bình khoảng 50.000 đồng/ký, vì vậy, hợp tác xã sẽ đầu tư khoảng 30% chi phí hành tím giống cho các thành viên. Từ năm 2014-2016, Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu sẽ tập trung vào việc cung cấp 140 tấn hành giống cho 175 ha với tổng chi phí là trên 2 tỷ đồng.
Riêng trong năm 2014, hợp tác xã chưa thực hiện việc hỗ trợ do đã trễ lịch thời vụ và sẽ thực hiện từ năm 2015. Bên cạnh việc hỗ trợ chi phí đầu tư hành giống, hợp tác xã còn thu mua hành tím thương phẩm từ các thành viên với giá tương đương hoặc cao hơn giá thị trường.
Ông Thạch Soal-thành viên của Hợp tác xã hành tím Vĩnh Châu phấn khởi cho biết, tham gia hợp tác xã, người nông dân sẽ được rất nhiều cái lợi, mà trước hết là việc tiêu thụ được dễ dàng, nông dân không còn lo sợ hành đã thu hoạch mà không có người mua; chi phí sản xuất thì được giảm xuống, giúp nông dân tăng được lợi nhuận; đặc biệt là đầu vụ sản xuất không phải chạy đôn chạy đáo tìm hành giống vì đã được hợp tác xã hỗ trợ một phần nguồn hành.
Theo ông Trần Hoàng Thắng-Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu cho biết, Vĩnh Châu là địa phương có diện tích hành tím lớn nhất tỉnh Sóc Trăng, sản lượng hành tím hàng năm khoảng 120.000 tấn, tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, giá cả bấp bênh, làm cho người trồng hành tím thu nhập không cao, thậm chí bị lỗ nặng.
Việc thành lập hợp tác xã hành tím nhằm tạo mối quan hệ liên kết trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giữa các hộ dân; giúp cho việc tiêu thụ nông sản được ổn định, nông dân không bị thương lái ép giá trong những lúc thu hoạch rộ. Đồng thời, hướng đến việc nâng cao giá trị năng suất, chất lượng và uy tín của sản phẩm truyền thống của địa phương, làm cầu nối với các chương trình khuyến nông về chuyển gia khoa học kỹ thuật.
Related news

Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.

Ðể có được những giọt mật ngon, những người nuôi ong ngày này qua tháng nọ phải lang bạt khắp nơi để đưa đàn ong đi tìm mật. Nhiều rủi ro bất trắc trên đường di chuyển, nhưng bù lại nghề này có thể cho thu nhập rất cao nếu tìm được vùng hoa có nhiều mật.
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương

Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.