Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Điên Điển Lấy Bông Mùa Lũ

Trồng Điên Điển Lấy Bông Mùa Lũ
Publish date: Friday. July 25th, 2014

Thấy đất ruộng mùa lũ bỏ hoang, hai ông bà già quê miền Tây bàn nhau thuê để trồng điên điển. Tưởng chơi mà hoá ra "ăn thiệt", bởi thứ rau sạch này giúp ông bà thu hoạch mỗi mùa chừng vài chục triệu đồng.

Mấy ngày này, đi từ hướng thành phố Tây Ninh về Bến Cầu, vừa qua cầu Gò Chai chừng trăm mét, nhìn hướng tay phải tỉnh lộ 786, nhiều người thấy một vùng xanh um điên điển, lại thấy lấp loá ánh vàng của những chùm hoa vừa nở. Nếu để ý kỹ, người qua đường sẽ thấy vùng điên điển này gồm nhiều hàng thẳng tắp, như được trồng tỉa chứ không phải mọc tự nhiên trong mùa nước nổi như một số nơi khác.

Tò mò, tôi tấp xe vào căn nhà nhỏ đơn sơ ven đường, cạnh vùng điên điển rộng lớn. Tiếp tôi là vợ chồng lão nông tuổi thất tuần, giọng rặt miền Tây. Đúng như dự đoán, đám điên điển này do nhà họ trồng lấy bông bán trong mùa nước nổi.

Ông tên Trần Văn Ngưng, quê Đồng Tháp. Do vợ chồng người con trai út sống ở xã Long Vĩnh (huyện Châu Thành, Tây Ninh) neo đơn, lại nuôi con nhỏ nên hai vợ chồng ông Ngưng từ miền Tây khăn gói lên đây ở với con trai.

Năm ngoái, thấy đám ruộng người hàng xóm đến mùa nước nổi không trồng lúa được, bỏ hoang nên vợ chồng ông Ngưng xin trồng cây điên điển hái bông bán kiếm chút thu nhập. Chỉ với khoảng nửa công đất (500m2) trồng điên điển, mùa nước nổi năm rồi, vợ chồng ông Ngưng kiếm được hơn 20 triệu đồng.

Thấy hiệu quả, năm nay, ông bà thuê thêm khoảng 3 công đất (3.000 m2) đất trồng lúa của người láng giềng với giá 30 giạ lúa/năm.

Cuối năm ngoái ông về Đồng Tháp tìm hái trái điên điển chín để dành làm giống. Đến tháng hai âm lịch vừa qua, ông bà làm luống gieo điên điển. Chừng hơn tháng sau, điên điển cao khoảng 3 tấc, họ nhổ và trồng theo hàng, mỗi hàng cách nhau chừng 4m. Gần 6 tháng kể từ ngày gieo hạt, điên điển cho bông, lúc đầu lác đác, đến gần cuối tháng 6 âm thì đã dần rộ.

“Chừng hơn tháng nửa, khoảng giữa tháng 8 âm lịch – thời điểm đỉnh lũ cũng là mùa điên điển rộ. Lúc đó chú qua đây sẽ thấy bông nở vàng rực, đẹp lắm”, bà Ngưng hồ hởi nói.

Năm trước, mỗi ký bông điên điển được bà Ngưng bán với giá 40.000 đồng. Năm nay, giá tăng lên 50.000 đồng mỗi ký “nhưng không có để bán”. Với hơn 3 công đất trồng điên điển vụ này, bà Ngưng ước tính vào thời điểm bông nở rộ, vợ chồng bà có thể hái được cả chục ký mỗi ngày. Dự kiến, đến cuối vụ thu hoạch vào tháng 10 âm lịch (Giáp Ngọ), ông bà dự tính kiếm được vài chục triệu đồng.

Bông điên điển được hái vào lúc khuya. Khoảng hai, ba giờ sáng, ông đội đèn ắc quy ra đồng hái bông. Lúc này, lá điên điển “ngủ”, khép kín. Còn bông thì ngược lại, bung ra tươi roi rói nên rất dễ hái.

“Tính ra, trồng điên điển cho huê lợi gấp ba, bốn lần trồng lúa. Mà trồng điên điển đúng là trồng rau sạch đó chú, bởi không tốn giọt thuốc bảo vệ thực vật nào, và chỉ tốn hơn trăm ngàn phân bón cho cây lúc nhỏ. Bởi vậy tôi mới dám mạnh dạn thuê đất trồng”, bà Ngưng bộc bạch.


Related news

Thoát Nghèo Và Vươn Lên Làm Giàu Nhờ Biết Kết Hợp Sản Xuất Thoát Nghèo Và Vươn Lên Làm Giàu Nhờ Biết Kết Hợp Sản Xuất

Rời quê hương Thanh Hóa vào nhập cư, làm ăn sinh sống ở xã Ea Trol – 1 xã miền núi của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Với số vốn 10 triệu đồng đã vay mượn của anh em, bà con, bạn bè ở quê, ông Nguyễn Tài Khoa mua 3 ha cà phê, gọi là vốn giắt lưng ban đầu để gia đình ông bén rễ và hình thành một cuộc sống mới ở vùng đất xa xôi này.

Sunday. June 23rd, 2013
Ương Cá Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao Ở Cai Lậy (Tiền Giang) Ương Cá Giống Theo Hướng An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao Ở Cai Lậy (Tiền Giang)

Từ khi Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Tiền Giang và Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Cai Lậy triển khai thí điểm các mô hình ương con theo hướng an toàn sinh học đến nay, các mô hình đã đem lại hiệu quả khả quan.

Tuesday. May 28th, 2013
Chi Bồi Thường Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên 45,5 Tỉ Đồng Chi Bồi Thường Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên 45,5 Tỉ Đồng

Theo Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, tính đến đầu tháng 6-2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi trên 45,5 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại cho gần 70 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN); trong đó có 40 ao nuôi cá tra diện tích 11,08 ha bị thiệt hại, với số tiền bồi thường 44,85 tỉ đồng; khoảng 30 ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng số tiền bồi thường trên 900 triệu đồng...

Monday. June 24th, 2013
Nuôi Vọp Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Vọp Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Đó là mô hình của hộ Nguyễn Văn Mừng (ấp La Ghi, xã Long Vĩnh - Duyên Hải - Trà Vinh). Gia đình có 1 ha đất nuôi tôm, trong đó có 2 công đất là bãi bồi. Hiện ông khai thác 2 công đất vốn không hiệu quả kinh tế này để nuôi vọp.

Monday. June 24th, 2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Móng Cái Sinh Sản Tại Xã Quang Hiến (Thanh Hóa) Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Móng Cái Sinh Sản Tại Xã Quang Hiến (Thanh Hóa)

Thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, huyện Lang Chánh đã chỉ đạo trạm khuyến nông huyện triển khai mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái sinh sản cho 50 hộ gia đình tại xã Quang Hiến (Thanh Hóa).

Monday. June 24th, 2013