10 cái nhất của 63 nông dân xuất sắc 2015
1. Người có thu nhập “khủng nhất”: Đó là ông Võ Văn Sơn ở xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận, nuôi 50ha tôm thẻ chân trắng, có thu nhập thực tế lên đến 30 tỷ đồng/năm.
2. Nông dân sở hữu nhiều đất nhất: Đó là ông Võ Quan Huy, ở xã Hiệp Hoà, Đức Hoà, Long An, hiện sở hữu tới gần 1.000ha đất trồng ớt, mía, cao su và nuôi tôm.
Lợi nhuận hàng tỷ đồng/năm.
3. Nữ nông dân xinh đẹp nhất: Đó là chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1973), ở xã Tân Phú Trung, Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh.
Hiện chị Huyền đang sở hữu vườn lan Mokara 50.000m2, thu về 2 tỷ đồng/năm.
4. Chủ tịch Hội Nông dân giàu nhất: Đó là ông Nguyễn Văn Thế - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hàm Tử, Khoái Châu, Hưng Yên.
Ông đang có 5ha nhãn muộn, thu về 1,8-2 tỷ đồng/năm.
5. Người có đàn gà lớn nhất: Đó là ông Phạm Đình Dừa, ở xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, Hải Dương, đang sở hữu 1,6 triệu con gà lai chọi, thu lời 2,4 tỷ đồng/năm.
Nhờ nghề ấp nở, kinh doanh gà giống lai chọi, mỗi năm ông Phạm Đình Dừa thu lãi hơn 2 tỷ đồng.
6. Nông dân làm du lịch giỏi nhất: Đó là ông Nguyễn Trí Nghiệp, ở xã Hoà Ninh, huyện Long Hồ, Vĩnh Long, đang sở hữu vườn cây du lịch sinh thái rộng 17ha.
Hàng năm, ông tiếp 15.000 khách trong và ngoài nước.
Tổng doanh thu hàng năm lên đến 4 tỷ đồng, lãi 500 triệu đồng.
7. Người kinh doanh giỏi nhất: Đó là ông Võ Công Thọ, ở xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh, Bình Thuận.
Ông sản xuất lúa chất lượng cao và kinh doanh chế biến hạt điều, lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.
8. Người có nhiều...khoai nhất: Đó là ông Nguyễn Văn Cường ở xã Vĩnh Thái, huyện Hòn Đất, Kiên Giang.
Hiện ông là chủ trang trại trồng khoai lang rộng 60ha, thu lãi hơn 8 tỷ đồng/năm.
9. “Vua” rừng đa tài: Đó là ông Đoàn Xuân An, ở xã Yên Phú, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang.
Ông hiện sở hữu gần 52ha rừng, lợi nhuận đạt trên 800 triệu đồng/năm.
10. Tỷ phú nữ làm nông nghiệp công nghệ cao giỏi nhất: Đó là bà Nguyễn Thị Thiện Mỹ, ở xã Măng Cành, huyện Kon Plong, Kon Tum, sản xuất rau, quả xứ lạnh chất lượng cao như dâu tây, cà chua, bơ...
với tổng diện tích 10ha.
Tổng thu 4,1 tỷ đồng, lợi nhuận 1,3 tỷ đồng/năm.
Related news
Ngày 26-12, ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết, trang trại của ông vừa phối hợp với Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang xuất sang Nhật Bản 1,2 triệu trứng cút đóng lon, với giá cao hơn thị trường Việt Nam khoảng 30%.
Phát triển thủy sản có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lào Cai. Đánh giá đúng vai trò của phát triển thủy sản, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã đầu tư cơ sở vật chất nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất khảo nghiệm một số giống cá chất lượng cao. Đi vào thực tế sản xuất hàng hóa, người nuôi thủy sản đã đón nhận một cách hồ hởi, hiệu quả bước đầu được xác định là có tiềm năng lớn.
Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.
Với năng suất đạt từ 2 tấn/công trở lên, bán tại ruộng khoảng 4.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí người trồng khoai còn lời 7,5 triệu đồng. Đó là hạch toán của người trồng khoai lang ở một số xã của huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (An Giang). Đồng bào Khmer còn thông tin với nhau, năm nay, khoai lang Bảy Núi được mùa nhờ có bạn hàng “ăn vô” và họ “xuất khẩu” sang Takeo, Phnom Penh (Campuchia).
Theo báo cáo của NM đường Phổ Phong, vùng nguyên liệu mía huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) với diện tích quy hoạch 1.766 ha. Diện tích mía đứng hàng năm đạt từ 700 - 720 ha.