Nông Dân Bán Tôm Chạy Dịch
Thu hoạch tôm chạy dịch
Từ đầu tháng 5 đến nay, dịch bệnh trên tôm ở ĐBSCL tiếp tục diễn biến phức tạp, không ít hộ nuôi đã thu hoạch chạy dịch (tức chưa tới tuổi thu hoạch nhưng do tôm chết nên thu hoạch), cắt lỗ.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, ấp Lồ Ồ, xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh - một người chuyên vận chuyển tôm thuê của nông dân đi tiêu thụ, cho biết thời gian gần đây, tại 2 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải, Trà Vinh có rất nhiều hộ nông dân đã thu hoạch tôm chạy dịch.
“Thu hoạch sớm còn hơn để mất trắng”, ông Tuấn nói.
Theo ông Nguyễn Văn Đời, hộ nuôi tôm ở xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh, ao tôm 0,5 héc ta của ông thả được 2 tháng bỗng xuất hiện hiện tượng tôm chết rải rác, do đó, ông đã thu hoạch để hạn chế lỗ.
Theo bà con nông dân, tôm thu hoạch sớm chỉ được tiêu thụ nội địa với giá khoảng 60.000 - 70.000 đồng/kí lô gam, không thể phục vụ cho chế biến và xuất khẩu được do kích cỡ tôm nhỏ (trọng lượng khoảng 100 – 150 con/kí lô gam).
Thống kê sơ bộ của Chi cục thủy sản Trà Vinh, cho biết trong tổng số 2.000 tấn tôm nguyên liệu được thu hoạch trong những tháng đầu năm 2013, có khoảng 60% sản lượng thu hoạch sớm do lo ngại dịch bệnh.
Tại Tiền Giang, tình hình tương tự cũng xảy ra, ông Mai Thành Lộc, Giám đốc Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh, cho biết từ đầu vụ nuôi đến nay, tôm cũng bị thiệt hại liên tục, chết ở giai đoạn 30 - 40 ngày sau khi thả. “Bà con buộc phải thu hoạch sớm để cắt lỗ khi xảy ra dịch bệnh”, ông cho biết.
Vẫn chưa có hướng khắc phục
Đầu tháng 5-2013, các nhà khoa học của trường đại Arizona (Mỹ) công bố thông tin đã xác định được nguyên nhân gây hội chứng chết sớm ở tôm (EMS) hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPNS).
Cụ thể, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Donald Lightner thuộc đại học Arizona (Mỹ), cho biết tác nhân gây ra hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm nuôi ở ĐBSCL trong những năm qua là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.
Tuy nhiên, trao đổi với TBKTSG Online, lãnh đạo một số địa phương cho biết vẫn chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu và hiện tượng tôm chết vẫn xảy ra ở hầu hết các địa phương có nuôi tôm ở ĐBSCL.
Theo Chi cục thủy sản Sóc Trăng, hiện chi cục vẫn tiến hành kiểm tra vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus thường xuyên trên tôm nuôi của bà con nông dân để phát hiện bệnh, tuy nhiên, hiện tượng tôm chết vẫn diễn biến phức tạp, chưa có cách chữa trị hiệu quả.
“Dù đã xác định được nguyên nhân nhưng đến nay chưa có hướng khắc phục, thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa đưa ra giải pháp chữa trị nào cả”, ông Lộc của Chi cục thủy sản Tiền Giang cho biết.
Đến thời điểm này, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng chỉ đưa ra khuyến cáo các cơ sở nuôi tôm nên sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận kiểm dịch chất lượng của cơ quan thú y. Bên cạnh đó, phải đảm bảo điều kiện môi trường nuôi tốt nhằm tăng sức đề kháng cho tôm, đặc biệt, trong giai đoạn thả nuôi dưới 1 tháng tuổi.
Related news
Thật vậy anh Nguyễn Phỉ Lượng ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa bắt đầu thả nuôi 60 kg lươn (loại 35 - 40 con/kg) vào cuối tháng 4 năm 2014 do Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa hỗ trợ theo chương trình khuyến nông. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 200g/con, có con nặng 300 g. Mô hình dự kiến thu vào cuối tháng 9, với giá bán hiện nay là 160.000 – 170.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ước thu lãi khoảng 40 triệu đồng/vụ nuôi.
Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.
Đó là trại thỏ Tuấn Phát do anh Trần Thanh Tuấn ở ấp Bãi Vàng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm chủ. Trại gồm 3 khu, với tổng diện tích hơn 400 m2, qui mô hơn 450 con thỏ. Trong đó có 50 con đực và 400 con thỏ cái gồm các giống thỏ gốc Mỹ, Pháp, Đức, Hungari và New Zealand. Đây là những giống thỏ có trọng lượng cao gấp 2 lần so với giống thỏ địa phương.
Dự án cần diện tích từ 200 - 250 héc ta, quy mô chuồng trại khoảng 15.000 - 20.000 con bò thịt. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 200 triệu đô la Mỹ. Dự án khi hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 200 - 300 lao động địa phương. Hiện đoàn đã tiến hành khảo sát địa điểm xây dựng tại hai huyện Hải Hà và Ba Chẽ.
Năm 2014 là thời điểm nông dân huyện SaPa (Lào Cai) nói chung và người trồng su su trên địa bàn nói riêng gặp nhiều khó khăn, khi đầu năm tuyết rơi, đến nay là sản phẩm nông nghiệp lại rớt giá. Thời điểm hiện tại, nông dân chỉ bán được quả su su cho tư thương với giá 800 - 1.000 đồng/kg.