Trồng Đậu Xanh Trên Ruộng Lúa
Do có thời gian sinh trưởng ngắn và cho giá trị kinh tế cao nên cây đậu xanh là loại hoa màu rất thích hợp cho vùng canh tác một vụ màu trên đất trồng lúa ở nhiều tỉnh ĐBSCL.
Ở khâu chọn giống: Hiện có nhiều giống đậu xanh cho năng suất cao, chất lượng ngon, kháng được nhiều loại sâu, bệnh, khả năng thích nghi cao như:
Giống V 87-13: Giống này có khả năng phân cành tốt, tái tạo bộ lá mạnh. Vì vậy, sau khi thu hoạch đợt đầu nếu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cây đậu xanh sẽ cho thêm một đợt bông thứ 2 với năng suất vào khoảng 50 - 60% đợt đầu. Năng suất trung bình vào khoảng 1,2 tấn/ha, nếu canh tác tốt có thể đạt 2 tấn/ha.
Giống HL 89 E3: Đây là giống có tính thích nghi rộng, thích hợp trên nhiều loại đất, hạt tròn hình oval, màu xanh mỡ. Đặc điểm của giống là hạt đóng khít trong trái nên không bị chuyển màu nếu gặp mưa trong quá trình thu hái.
Giống 91-15: Giống này cao cây trung bình 60 – 65cm phơi bông nên rất thuận tiện cho công tác phòng trừ sâu hại. Hạt có dạng hình trụ, màu xanh mỡ, tỷ lệ hái đợt đầu vào khoảng 70 - 80%.
Giống V 94-208: Là giống có tiềm năng năng suất cao trung bình 1,4 - 1,5 tấn/ha, có những nơi giống đã đạt 2,8 tấn/ha. Tuy nhiên do hạt đóng không khít trong trái nên khi gặp điều kiện dinh dưỡng không tốt, các hạt sẽ không đều, dễ đổi màu khi thu hái gặp trời mưa hoặc phơi không kịp, dễ bị mọt.
Khâu chuẩn bị đất trồng: Như nhiều cây họ đậu khác, đậu xanh cũng yêu cầu đất tơi xốp, vì vậy cần cày bừa kỹ mặt ruộng, làm sạch cỏ dại. Đậu xanh không chịu được ngập úng nên làm đất phải đánh luống và tạo rãnh thoát nước. Khi trồng, hạt đậu xanh sẽ nẩy mầm khỏe, đồng đều nếu đảm bảo được 2 yếu tố nhiệt và ẩm. Nhiệt độ thích hợp là từ 30 - 32oC, độ ẩm khoảng 75%. Có thể áp dụng phương pháp gieo sạ theo hàng hoặc gieo hốc. Tùy theo phương thức gieo mà lượng giống thay đổi, thông thường từ 15 – 16 kg/ha.
Ở khâu bón phân, chăm sóc: Nhu cầu phân bón bổ sung cho đậu xanh là 40% đạm, 60% lân, 50% kali; tương ứng với 90kg urê, 300kg super lân và 90kg kali. Chia làm 3 lần bón. Lần thứ nhất: Bón lót trước khi gieo hạt, bón toàn bộ lân, 1/3 đạm, 1/3 kali. Lần thứ hai: Bón thúc đợt 1 khi cây được 3 lá thật; lượng phân bón là 1/3 urê và 1/3 kali. Lần thứ 3: Bón sau khi gieo 25 ngày, ta tiến hành bón thúc ra hoa toàn bộ lượng phân còn lại và kết hợp với làm cỏ, vun gốc.
Tiến hành thu hoạch khi trái chuyển từ màu vàng sang đen, thu hoạch đến đâu phơi khô đến đó rồi ra hạt.
Related news
Đậu xanh (Viganaradata L.) là cây họ đậu được trồng lâu đời ở nước ta, là cây thực phẩm chủ yếu dùng lấy hạt được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc. Trong hạt đậu xanh còn chứa rất nhiều chất khoáng, vitamin, protein...
Đậu xanh là cây ký chủ của nhiều loại sâu bệnh. Sự dinh dưỡng cố định của chúng làm cho cây suy yếu, không cho năng suất tối đa. Vì vậy, muốn có năng suất cao, vấn đề kiểm soát sâu bệnh là điều kiện tiên quyết.
Điều kiện khí hậu: Rất thích hợp với khí hậu nước ta. Đậu xanh trồng được quanh năm, hầu hết khắp nơi trên cả nước. Sau đây là các tỉnh trồng nhiều đậu xanh và còn nhiều khả năng đất đai để khuếch trương thêm:
Trồng đậu xanh thâm canh vụ hè cho hiệu quả kinh tế cao. Trung bình trồng 1 sào (360m2) đậu xanh năng suất 70-75kg, thu nhập 700-800 nghìn đồng trong 70-75 ngày.
Đậu xanh là cây họ đậu được trồng lâu đời ở tỉnh ta, là cây thực phẩm chủ yếu dùng lấy hạt được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc. Trong hạt đậu xanh còn chứa rất nhiều chất khoáng, vitamin, protein... Thân cây đậu xanh dùng làm phân hữu cơ góp phần cải tạo đất, tăng độ phì trong điều kiện xen canh, luân canh. Diện tích sản xuất đậu xanh vụ Hè Thu hàng năm ở Hà Tĩnh khoảng 9.000 - 10.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện có diện tích đồi bãi ven sông lớn như Hương Khê, Hương Sơn, Đức Thọ,...