Tập trung tháo gỡ vướng mắc cho ngư dân

Theo Tổng cục Thủy sản, đến nay, tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đều xây dựng mô hình Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Tuy các chuỗi liên kết này đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Một số khó khăn, vướng mắc hiện nay là các tàu đóng mới bằng vỏ thép và vật liệu mới chỉ cải tiến bước đầu về hầm bảo quản, chưa đổi mới về công nghệ khai thác và bảo quản. Hoạt động thu thập số liệu nghề cá thương phẩm triển khai không liên tục làm thiếu thông tin có hệ thống về hoạt động khai thác, thu mua, chế biến cá ngừ.
Các nghiên cứu về nâng cao chất lượng cá ngừ bằng nghề câu tay, về tổ chức mô hình dịch vụ hậu cần chậm triển khai vào thực tiễn. Công nghệ dự báo ngư trường còn lạc hậu, không kịp thời, thiếu kiểm chứng làm ngư dân chưa tin tưởng và sử dụng kết quả dự báo trong khai thác. Chính sách tín dụng ngắn hạn theo Nghị định 67 chưa thật sự được quan tâm đúng mức nên nhiều ngư dân vẫn còn bị các đầu nậu, vựa thu mua cá chi phối… Tỉnh Bình Định, đã triển khai chuỗi liên kết giữa Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định với năm tàu khai thác cá ngừ đại dương.
Doanh nghiệp này trang bị cho ngư dân thiết bị khai thác, được đào tạo kỹ thuật đưa cá lên tàu, sơ chế, bảo quản và doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường. Còn tỉnh Phú Yên đã thành lập chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ của Công ty cổ phần Bá Hải. Công ty này liên kết và ký hợp đồng cùng tám tổ, đội sản xuất trên biển với 72 chủ tàu câu cá ngừ đại dương ở TP Tuy Hòa.
Tuy nhiên, ngư dân chưa vay được vốn lưu động cho chuyến biển và vay trang bị phương tiện khai thác cá ngừ theo Nghị định 67 nên vẫn lệ thuộc vào các chủ nậu, vựa thu mua, do đó ngư dân tham gia vào chuỗi liên kết nhưng phải bán cá cho các chủ nậu, vựa. Công ty cổ phần Bá Hải chưa có tàu dịch vụ hậu cần trên biển để mua cá và cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho ngư dân…
Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá cao các địa phương trong việc triển khai đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Trong thời gian tới, các tỉnh cần tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các mô hình chuỗi liên kết đã triển khai tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Các địa phương tiếp tục nghiên cứu xây dựng các chuỗi liên kết khác tại tỉnh mình. Đối với chuỗi liên kết tại Phú Yên, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị UBND tỉnh làm việc lại với ngân hàng, doanh nghiệp và ngư dân để tháo gỡ vướng mắc về vay vốn lưu động cho chuyến biển và vay trang bị phương tiện khai thác cá ngừ theo Nghị định 67.
Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ NN-PTNT có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với vấn đề vay vốn lưu động ngắn hạn của ngư dân tham gia chuỗi liên kết tại Phú Yên; đồng thời phối hợp với các địa phương hỗ trợ doanh nghiệp và ngư dân trong việc chuyển giao công nghệ mới về khai thác, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến cá ngừ; hoàn thiện phê duyệt trung tâm nghề cá lớn tại Khánh Hòa và các dự án cảng cá ngừ chuyên dụng tại Bình Định và Phú Yên…
Related news

Vùng đất thôn Suối Giêng, xã Tân Đức (Hàm Tân) có nhiều người dân vùng sông nước miền Tây lên lập nghiệp. Ở đó có những gia đình đã gây dựng cho mình cuộc sống mới ổn định, nhờ trồng cây ăn trái. Vườn quýt đường 600 cây đang thu hoạch của gia đình ông Tô Văn Viễn là một minh chứng cho cách làm hiệu quả.

Từ hoa bản địa đến hoa ngoại nhập với đủ loại từ bình dân đến cao cấp. Mai, quất là loại cây kiểng truyền thống được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất để trưng bày trong dịp tết cổ truyền của dân tộc. Tại cơ sở cây cảnh Thịnh Thảo (vòng xoay gần Lotte Mart) những cành hoa mai đang chớm nụ dự báo nở rộ đúng ngay dịp tết.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Cần Thơ, tháng 1/2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản và gạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đạt 850 triệu USD, tương đương 8,3% kế hoạch năm, chiếm 75,2% tổng kim ngạch hàng hóa đã xuất của khu vực này trong tháng đầu năm.

Vượt qua mọi khó khăn, mạo hiểm ban đầu, đến nay giấc mơ chinh phục “vàng trắng” với người trồng cao su ở Điện Biên đang dần hiện thực hóa khi dòng “vàng trắng” đầu tiên sắp chảy về. Với người dân góp đất trồng cao su cũng như những người “đứng mũi chịu sào” thì ngày “hái quả” đang đến gần.

Cả hợp tác xã có 53 ha, cứ 5 - 8 ha lại có một ao lắng để cấp nước đã qua xử lý cho các ao nuôi tôm, theo chỉ đạo của Hợp tác xã, khi con nước lớn và sạch mới lấy nước vào ao lắng, sau đó khử trùng bằng Iodine, sau 5 - 7 ngày mới lấy nước vào ao nuôi tôm, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý ao nuôi và ao lắng.