Home / Rau gia vị / Ớt

Trồng Cau Tứ Thời Xen Ớt Sừng Bo

Trồng Cau Tứ Thời Xen Ớt Sừng Bo
Publish date: Saturday. April 7th, 2012

Ông Nguyễn Văn Măng, ở thôn Cứu Sơn, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), qua nhiều năm cải tạo vườn tạp để ươm trồng cau tứ thời xen ớt sừng bò, tới nay, bước đầu cho thu hoạch với giá trị khá cao.

Từ năm 1998, khi thấy một người dân trong làng trồng cau, ông Măng đến chơi thấy mã quả đẹp, ăn ngon, cây thấp lại có quả quanh năm, giống cau này vừa thu quả, vừa làm cảnh đều được. Từ đó ông nảy sinh ý định ươm trồng cau phục vụ nhân dân quanh vùng. Với 9 quả cau mua về, ươm được 6 cây, trải qua nhiều năm ươm trồng, tới nay, trên diện tích hơn sào vườn, ông Măng trồng được 85 cây cau (trong đó 33 cây cho thu buồng, 35 cây báo bói, số còn lại là cau mới trồng). Ông cho biết: Nếu bán cau giống (3–4 năm tuổi), mỗi cây cũng cho thu từ 60 – 80 ngàn đồng, còn nếu để bán quả cho các đám giỗ, chạp, hiếu, hỷ... mỗi năm 1 cây cho ra 3 – 4 buồng với khoảng 200 – 300 quả, bán với giá 400 – 600đ/quả, tính chung, 33 cây cũng cho thu hơn 2,5 triệu đồng.

Để tận dụng khoảng cách giữa các hàng cau, ông Măng trồng xen 400 cây ớt sừng bò, hiện nay ớt đang cho thu hoạch, "phụ thu" từ cây trồng xen cũng cho thu nhập 250 – 300 ngàn đồng/năm.

Do địa thế vườn ở nơi thường xuyên có người qua lại, thấy vườn cau đẹp họ hay hỏi mua giống về trồng, thế là ông Măng dành khoảng 10m2 ở góc vườn, ươm 150 cây cau phục vụ nhân dân với giá 7 – 10 ngàn đồng/cây giống. Nói về cách thức ươm trồng, ông cho biết: Khi ươm phải chọn buồng cau chín vàng (ra hoa vào tháng 8, 9 hạ buồng vào tháng 5 năm sau), cắt về, để mươi hôm cho quả cau tự rời ra, dùng túi nilon làm bầu, dồn đất lấp kín quả từ 1 – 2 cm, để bầu ở góc bể, trái nhà đều được, tuy nhiên phải thường xuyên giữ ẩm, khi cây có từ 2 – 3 lá thì đem trồng ở góc vườn, 5 lá trở đi là bán được.

Về kỹ thuật trồng: Đào hố có đường kính 30cm, sâu 25cm, bón lót chút ít phân tổng hợp NPK, sau đó bứng bầu đem trồng, cây nọ cách cây kia từ 4 –5m (giữa các hàng cau có thể trồng xen ớt hoặc khoai sọ). Thường xuyên kiểm tra, nếu thấy xuất hiện sâu xám là phải phòng trừ ngay bằng thuốc hóa học.

Từ hơn 3 sào vườn cho thu nhập thấp, tới nay đã cho thu gần 3 triệu đồng/năm, công sức lao động bấy lâu của ông Măng đã được đền bù .


Related news

Kỹ thuật trồng ớt có 'hình thù kỳ quái' thu hút người mua với hiệu quả kinh tế cao Kỹ thuật trồng ớt có 'hình thù kỳ quái' thu hút người mua với hiệu quả kinh tế cao

Loại ớt nói trên chính là ớt Peter. Đây là giống ớt có nguồn gốc từ Mỹ và Mexico. Kỹ thuật trồng ớt Peter cũng không khác nhiều so với loại ớt thông thường.

Thursday. November 23rd, 2017
Sâu hại ớt và biện pháp phòng trị Sâu hại ớt và biện pháp phòng trị

Cùng tìm hiểu một số loại sâu hại ớt và biện pháp phòng trị hiệu quả. Sâu hại ớt và biện pháp phòng trị

Wednesday. January 10th, 2018
Bón phân đúng cách, lợi nhuận trồng ớt thấy rõ Bón phân đúng cách, lợi nhuận trồng ớt thấy rõ

Cây ớt cho lợi nhuận khá nếu biết áp dụng đúng kỹ thuật gieo trồng cũng như chăm sóc bằng dòng phân bón thích hợp.

Thursday. March 15th, 2018
Chăm sóc và phòng trừ bệnh thán thư trên ớt trong mùa mưa Chăm sóc và phòng trừ bệnh thán thư trên ớt trong mùa mưa

Ớt là cây gia vị có giá trị kinh tế cao ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, đem lại lợi nhuận kinh tế, là mặt hàng xuất khẩu đứng vị trí số một

Thursday. May 31st, 2018
Thối đuôi trái ớt và cách khắc phục Thối đuôi trái ớt và cách khắc phục

Có 2 cách thường sử dụng để bổ xung canxi cho cây trồng là bón vào đất và phun qua lá.

Wednesday. June 6th, 2018