Trồng Bắp Tràng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô hình trồng bắp tràng (bắp thu trái non) do Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) phối hợp với Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) triển khai thực hiện trên diện tích 504,5ha tại 2 xã Hội An Đông và Mỹ An Hưng A được đánh giá là cho hiệu quả rất cao so với trồng lúa.
Theo ông Phan Văn Thơm ngụ xã Hội An Đông: từ năm 2006, khi nghe Công ty Antesco phát động trồng loại bắp này, ông đã tham gia trồng thử với diện tích 2 công. Qua gần hai tháng trồng, bắp cho thu hoạch với năng suất đạt gần 370kg, toàn bộ sản phẩm được công ty thu mua với giá 15.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí ông thu lợi nhuận 1 công bắp từ 1,8 - 2 triệu đồng. Từ hiệu quả của việc trồng bắp thu trái non, đến nay gia đình ông đã tăng diện tích trồng bắp lên 7 công.
Theo ông Thơm, ngoài việc được bao tiêu sản phẩm, trong quá trình sản xuất, người dân còn được Công ty hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, cách bảo quản; cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Đến khi thu hoạch, Công ty Antesco sẽ thu mua sản phẩm. Nhờ vậy, năng suất bắp đạt khá cao, bình quân 35,5 tạ/ha. Vụ hè thu rồi, toàn bộ sản phẩm được Công ty hợp đồng tiêu thụ với giá 15.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, nông dân thu lợi nhuận bình quân 23,6 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Ngoài trồng bắp, nông dân còn tận dụng thân cây bắp để nuôi bò thịt cho lợi nhuận kinh tế khá cao.
Đánh giá về mô hình, ông Huỳnh Ngọc Chiến - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lấp Vò cho biết: Qua thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cụ thể là mô hình trồng bắp non thu trái tại 2 xã Hội An Đông và Mỹ An Hưng A, cho thấy mô hình đạt năng suất và hiệu quả khá cao so với nhiều loại hoa màu khác. Bởi đặc điểm của loại hoa màu này là thời gian sinh trưởng khá ngắn, mỗi năm nông dân có thể sản xuất từ 3 - 5 vụ. Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng bắp cũng khá đơn giản, nên khả năng phát triển với diện tích lớn là có thể thực hiện được.
Thời gian tới, để phục vụ cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất canh tác, địa phương đang tiếp tục đầu tư nạo vét các kênh mương nội đồng, gia cố hệ thống tiểu vùng đê bao khép kín, đầu tư trạm bơm điện, hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa màu cho người dân. Đặc biệt, củng cố tìm đầu ra ổn định cho hoa màu, giúp người dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập.
Related news

Để thực hiện chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, trong 2 năm qua, từ nguồn vốn của Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (VICOFA), người dân trong tỉnh còn được cấp miễn phí giống cà phê để “trẻ hóa” vườn cây. Tuy nhiên, qua thực tế cấp phát cho thấy, công tác này đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là ở cấp cơ sở, nơi mà việc triển khai còn mang tính hình thức đại trà, chiếu lệ.

Hội Nông dân xã Bình Phú (Châu Phú - An Giang) cho biết, vụ hè thu năm nay, xã Bình Phú có 27 hộ trồng lúa Nhật, với tổng diện tích trên 120 héc-ta, đạt năng suất bình quân trên 6,5 tấn/héc-ta. Toàn bộ sản phẩm được Công ty TNHH Angimex - Kitoku mua với giá 8.400 đồng/kg lúa khô, sau khi trừ chi phí, nông dân lãi từ 30 - 35 triệu đồng/héc-ta.

Chỉ vì tin đồn thất thiệt “mít non nhúng thuốc Trung Quốc bán tràn lan ngoài thị trường” mà nhà vườn trồng mít ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) và các địa phương lân cận phải lao đao vì giá giảm thê thảm, gây thiệt hại rất lớn.

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng giá xăng dầu tăng 3 lần, hàng ngàn tàu cá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp khó. Chi phí nhiên liệu tăng cao nhưng tôm, cá, mực... lại mất giá; sau chuyến biển thu không đủ bù chi. Khoảng nửa tháng nay, nhiều chiếc tàu ra khơi cầm chừng.

Gần đây, do lợi nhuận từ việc trồng keo giấy khá cao, nông dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mở rộng diện tích trồng keo giấy vụ mới. Hiện nay, các vườn ươm tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bán cây con (chủ yếu giống keo giâm hom) dao động từ 600 đồng đến 700 đồng/1 cây keo giấy, tuy nhiên nguồn cung cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trồng rừng của người dân. Trung tâm Dịch vụ thương mại Khánh Vĩnh đã mua 165.000 cây keo lai giâm hom từ các tỉnh khác để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của bà con.