Trồng Bạc Hà Trong Vườn Sầu Riêng Theo Hình Thức Lấy Ngắn Nuôi Dài

Thực hiện mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhiều diện tích trồng sầu riêng các xã phía Nam của huyện Cai Lậy (Tiền Giang), nông dân trồng xen canh cây bạc hà tạo thêm nguồn thu nhập hàng tháng cho gia đình.
Tại xã Tam Bình, anh Phan Văn Dũng ở ấp Bình Thạnh có 5 công đất trồng sầu riêng Monthong xen canh cây bạc hà cho biết: Gia đình đã tận dụng nguồn đất trống dưới mô sầu riêng, bổ sung thêm trấu mục xen canh bạc hà trong đất vườn.
Cây bạc hà thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, bạc hà chịu bóng râm mát, rất dễ trồng, ít sâu bệnh gây hại, tạo thêm nguồn thu nhập cho kinh tế nông hộ, cứ 20 ngày cây bạc hà cho thu hoạch 1 lần, sản lượng thu hoạch từ 400 - 500 kg, thương lái đến tại vườn mua giá dao động từ 1.500 - 6.000 đồng/kg.
Nhiều nhà vườn cũng cho biết: Nhờ tận dụng nguồn phân và nước tưới cho cây sầu riêng nên người dân không phải tốn thêm chi phí chăm sóc cây bạc hà. Đây là mô hình lấy ngắn nuôi dài của nhiều nhà vườn ở huyện mang lại hiệu quả kinh tế.
Related news

Mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên ở Nghệ An trên quê lúa Yên Thành cho thu nhập cao.

Không mải mê trồng lúa, muốn thoát khỏi cảnh “được mùa mất giá”, một nhóm nông dân ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã “làm liều” cải tạo đất để trồng chuối chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú.

Đến thôn 323, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn hỏi ông Nguyễn Duy Trình nuôi “con đặc sản” ai cũng biết, bởi lẽ ông là người mạnh dạn tiên phong nuôi hươu sao, lợn rừng, nhím... Từ mô hình này mang lại cho ông khoản lãi từ 120 - 150 triệu đồng mỗi năm.

Nuôi cua thương phẩm trên địa bàn TP.Hội An đã đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản ở vùng triều ven sông.