Đắk Song Hội Thảo Mô Hình Trồng Rau Cải Bẹ Xanh An Toàn

Ngày 26/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Đắk Song tổ chức hội thảo đầu bờ, đánh giá mô hình trình diễn sản xuất rau cải bẹ xanh an toàn tại hộ bà Trần Thị Thu ở thôn 8, xã Thuận Hà với quy mô 1.000 m2.
Hộ nông dân tham gia mô hình được đầu tư 100% về giống cũng như vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Sau 40 ngày thực hiện mô hình, kết quả cho thấy, với 1.000m2 rau cải bẹ xanh có chi phí đầu tư về giống, vật tư phân bón, công, thuốc bảo vệ thực vật là 4.680.000 đồng; sản lượng đạt được 3,5 tấn, với giá bán 8.000 đồng/kg thì trừ hết mọi chi phí còn lãi 24.320.000 đồng.
Qua hội thảo cho thấy, để trồng rau cải bẹ xanh an toàn cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt khâu xử lý đất, đất được xử lý càng kỹ và đúng kỹ thuật sẽ giúp hạn chế rất nhiều nguồn sâu bệnh hại. Sử dụng nhiều phân hữu cơ được ủ hoai mục hay các loại phân vi sinh hữu cơ vừa giảm chi phí đầu tư vừa nâng cao độ phì cho đất, đồng thời giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe, hạn chế được sâu bệnh hại.
Nguồn bài viết: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/dak-song-hoi-thao-mo-hinh-trong-rau-cai-be-xanh-an-toan-36037.html
Related news

Sâm Ngọc Linh mọc chủ yếu trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc xã Trà Linh huyện Nam Trà My ở độ cao 1.200 - 2.100m. Đây là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm nên sau 5 năm trồng và chăm sóc cho lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng/ha. Vì thế, đây là cây thoát nghèo của người dân địa phương.

Vụ hè thu 2015, huyện Phước Sơn tổ chức sản xuất trên khoảng 40% diện tích so với tổng diện tích đông xuân 2014 - 2015. Tuy không bị áp lực cao bởi nắng hạn do vụ hè thu thường xuất hiện mưa dông, song do quản lý vận hành một số công trình thủy lợi, hồ chứa chưa tốt đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp.

Những năm qua, bên cạnh việc các hợp tác xã (HTX) phát huy vai trò “bà đỡ” thì nông dân nhiều địa phương cũng rất năng động liên kết với doanh nghiệp nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Ngày đầu thành lập, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã thực sự trở thành “phao cứu sinh: đối với ngư dân. Ngay đầu năm 2015 đã có 2 gia đình ngư dân trong tỉnh nhận được nguồn hỗ trợ lớn để hiện thực hóa ước mơ đóng tàu vỏ thép vươn khơi bám biển để làm ăn hiệu quả hơn.

Tuy mang lại hiệu quả lớn nhưng hiện giờ, việc liên kết sản xuất lúa giống giữa nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống (DN) lại khó mở rộng diện tích vì nhiều lý do. Trong đó có chuyện nông dân và HTX chưa thực sự đặt niềm tin vào DN…