Trở thành tỷ phú nhờ áp dụng công nghệ trong nuôi lợn

Là một trong bốn hộ nông dân tiêu biểu được dự Đại hội thi đua yêu nước Hội Nông dân Việt Nam mới đây, ông Trịnh Duy Tân, ở xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn đã chia sẻ kinh nghiệm vươn lên trở thành tỷ phú nhờ áp dụng công nghệ trong chăn nuôi lợn.
Bắt đầu xây dựng trang trại nuôi lợn từ năm 2010 với 20 con lợn nái, đến nay, ông Tân đã có trang trại rộng 2.500m2 với 100 lợn nái, sinh sản mỗi lứa từ 700 đến 1.000 con lợn giống và lợn thịt. Mỗi năm, ông xuất bán ra thị trường khoảng 170 đến 200 tấn lợn thịt, giá bán luôn cao hơn các trang trại khác từ 3.000 đến 7.000 đồng/kg, doanh thu đạt từ 3 đến 5 tỷ đồng/năm.
Hơn 10 năm qua, trang trại của ông chưa từng bị dịch bệnh, lợn nái đẻ đều, con giống đẹp... Để có được kết quả này, ông Tân đã mạnh dạn áp dụng công nghệ trong chăn nuôi, đầu tư xây dựng trại lợn hàng tỷ đồng.
Ông Trịnh Duy Tân - tỷ phú nông dân nhờ nuôi lợn.
Với dây chuyền máng ăn tự động, mỗi ngày, ông chỉ cần đổ cám 1 lần, có khi 2 ngày mới phải đổ, không cần người trông nom. Đàn lợn ăn tới đâu cám chảy ra tới đó, khi nào lợn no rời máng ăn, hệ thống sẽ tự dừng tiếp cám, rất tiện lợi, không chỉ giảm được chi phí đầu tư, nhân công mà còn rất nhàn.
Ông Trịnh Duy Tân chia sẻ: “Làm chăn nuôi cần nhiều vốn. Chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn, một là bị ép giá đầu vào, hai là ép giá đầu ra. Vừa rồi, Hội nông dân tỉnh đã hỗ trợ mỗi thành viên 50 triệu đồng.
Tôi sẽ họp bà con lại, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi cho bà con, giúp vốn cho bà con giảm chi phí đầu vào, tăng thu nhập cho bà con. Đồng thời, vận động bà con bán lợn sớm để vay vốn đó giúp những người chuẩn bị bán lợn nhưng chưa có tiền mua cám. Người nọ tương trợ người kia cùng làm giàu.”
Ông Đinh Hồng Thái, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Ninh Bình cho biết, ông Trịnh Duy Tân là nông dân xuất phát từ hộ nghèo, thuộc gia đình công giáo. Ông vận động những người trong gia đình, trong thôn, xóm cùng phát triển kinh tế.
Khi đã thoát nghèo, giờ trở thành hộ giàu, ông đã thành lập hợp tác xã chăn nuôi Tân Tiến với 28 thành viên.
Hiện Hợp tác xã của ông Tân là một trong những điển hình tiêu biểu cho phát triển kinh tế tập thể. Toàn bộ hội viên đều đồng lòng, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau; cung cấp thức ăn chăn nuôi, giống, thuốc thú y, chăm sóc cũng như phòng trừ bệnh cho lợn và lo đầu ra cho lợn thịt, lợn nái.
Theo ông Thái, ông Tân là tấm gương tiêu biểu cho bà con trong khu vực cùng thoát nghèo, làm giàu, tích cực tham gia công tác Hội. Ông Thái hy vọng mô hình chăn nuôi như ông Tân sẽ tiếp tục được nhân rộng trên toàn tỉnh.
Không chỉ lo làm giàu, ông Tân còn rất chú trọng vấn đề vệ sinh môi trường. Sau một thời gian học hỏi các trang trại trong và ngoài tỉnh, ông đã thiết kế hệ thống bể, tận dụng khí thải làm biogas phục vụ đun nấu sinh hoạt hàng ngày.
Với việc ứng dụng công nghệ này, ông Tân không chỉ tiết kiệm được chi phí mua gas đun nấu mà còn đảm bảo chuồng nuôi luôn sạch mùi, đàn lợn lớn nhanh, không bệnh tật. Ông Tân tự tin, với cách làm giàu của ông, số thành viên tham gia hợp tác xã của ông sẽ ngày một đông hơn và trong tương lai gần, địa phương ông sẽ có nhiều tỷ phú như ông.
Related news

Đó là nhận định của hầu hết các nhà máy đường ở khu vực ĐBSCL tại cuộc họp chuẩn bị vào vụ ép mía cho niên vụ 2015 - 2016, do UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức vào cuối tuần qua.

Đối với huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, sản xuất vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính hiệu quả với những cây trồng có giá trị hàng hóa cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay, nông dân trên địa bàn đang khẩn trương thu hoạch cây trồng vụ hè thu, bắt tay vào sản xuất vụ đông.

Nhà nông Cao Minh Chí (sinh năm 1961) áp dụng biện pháp luân canh giữa các loại rau với các loại hoa trong nhà kính ở khu vực Đất Mới, phường 7, Đà Lạt, đạt lợi nhuận ổn định trên dưới 1 tỷ đồng/ha/năm. Nhiều năm liền, ông Chí được bầu chọn là nông dân sản xuất giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh và cấp trung ương.

Khi giá cả các mặt hàng nông sản bấp bênh, để cải thiện đời sống, nhiều nông hộ trồng xen các loại cây để tăng thêm thu nhập. Cách tăng thu nhập của ông Nguyễn Văn Huỳnh ở thôn 1, xã Minh Hưng (Bù Đăng - Bình Phước) cũng đáng để nhiều người học tập.
Khoảng hơn 1 tháng nay, sen ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp rớt giá mạnh, có thời điểm giá sen chỉ còn 5 - 6 ngàn đồng/kg gương sen tươi, giảm gấp 10 lần so với thời điểm đầu năm, khiến nông dân trồng sen lo ngại.