Không Buôn Bán, Tiêu Thụ Bất Hợp Pháp Động Vật, Thực Vật Hoang Dã
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị số 14 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về việc quản lý, buôn bán, tiêu thụ… động vật, thực vật hoang dã; nội dung Chỉ thị số 14-CT/TU của Tỉnh ủy đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động nhằm tạo dư luận xã hội, các tầng lớp nhân dân thống nhất trong nhận thức, hành động, bảo đảm thực hiện đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; đồng thời lên án các hành vi vi phạm về buôn bán, tiêu thụ… bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; khuyến khích tiêu dùng những sản phẩm thay thế các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định các vụ khai thác, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.
Related news
Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, với tổng diện tích lúa cả nước khoảng 7,8 triệu ha, con số 400 nghìn ha lúa lai không phải là con số lớn. Hiện, nguồn cung giống lúa lai phục vụ sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 30%, khoảng 70% còn lại phải nhập khẩu.
Sặc rằn là loài cá sống ở nước ngọt và nước lợ, được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tại Bình Dương, việc nuôi cá sặc rằn gặp nhiều khó khăn bởi điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
Ngày 5-12, tại thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), Sở Công thương Bắc Giang tổ chức buổi làm việc với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) về kế hoạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh dự buổi làm việc.
Chúng tôi về huyện Long Thành (Đồng Nai), len lỏi qua hàng chục cây số đường đất đỏ, đi dưới những tán rừng cao su xanh ngút tầm mắt, phải cua quẹo qua hàng chục ngã rẽ mới vào đến trang trại của anh Nghiêm Gia Dũng (ấp 2, xã Bàu Cạn).
Theo anh Trường, thôn Khuôn Kén có đồi rừng rộng, nguồn sinh thủy dồi dào, thuận lợi chăn nuôi đại gia súc như ngựa bạch. Đáng chú ý, vốn đầu tư nuôi ngựa không cao, một con ngựa bạch giống 5 tháng tuổi chỉ từ 10-15 triệu đồng. Sau ba năm ngựa cái bắt đầu sinh sản, mỗi năm đẻ một lứa (thường mỗi lứa đẻ một con). Ngựa đực trưởng thành có giá cao, nhiều con tới 50-60 triệu đồng.