Huyện Mường Lát Hoàn Thành Kế Hoạch Trồng Rừng Năm 2014

Nhờ tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nên từ đầu năm 2014 đến nay, diện tích rừng trồng trên địa bàn huyện Mường Lát đã hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra.
Toàn huyện đã trồng được 3.090 cây phân tán; 4.063,6 ha rừng tập trung, đạt 100,85% kế hoạch đề ra; 4.054,55 ha rừng sản xuất, đạt 101% kế hoạch; 9 ha rừng phòng hộ...
Huyện cũng đã tổ chức các hội nghị tập huấn về trồng rừng, lồng ghép để tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho hàng trăm lượt người dân ở các xã có rừng. Công tác bảo vệ rừng cũng được tăng cường, không để xảy ra điểm nóng về chặt, phá, khai thác rừng trái phép; phần lớn các vụ vi phạm đều được phát hiện sớm, xử lý kịp thời.
Các mô hình trồng rừng để phát triển kinh tế cũng được quan tâm. Điển hình là mô hình thâm canh cây gỗ lớn, như: xoan, lát tại xã Mường Lý với quy mô 8 ha, có 16 hộ gia đình tham gia. Qua kiểm tra sơ bộ cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt từ 85 đến 90%...
Ngoài ra, huyện Mường Lát còn chú trọng đến khâu sản xuất, chế biến lâm sản tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132513/Huyen-Muong-Lat-hoan-thanh-ke-hoach-trong-rung-nam-2014
Related news

Theo thống kê của UBND thị trấn Mường Khương (Lào Cai), do ảnh hưởng bởi mưa đá từ cuối tháng 3 nên năng suất cây quýt trên địa bàn thị trấn năm 2013 giảm tới 70% sản lượng so với năm 2012.

Nghiệm thu dự án hỗ trợ vốn “Trồng xoài trái vụ” tại ấp 1 (xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu, An Giang) cho thấy, kết quả sau 18 tháng triển khai, thực tế bình quân lợi nhuận khá tốt, đạt từ 10 triệu đồng/công trở lên.

Đại Lộc là nơi có diện tích trồng chuối thương phẩm lớn với 650ha. Trong đó, các địa phương như Đại Hòa, Đại Hiệp, thị trấn Ái Nghĩa sở hữu hàng trăm héc ta ruộng chuối. Bà Nguyễn Thị Lượm (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) than: “Rứa là hết, gần một mẫu chuối hờn và chuối tiêu hư rồi còn đâu. Mai mốt ni lấy chi bán để chợ búa hàng ngày, lo chuyện phải không. Ở phòng trọ tạm bợ không an toàn, đứa con gái út đang học tại Đà Nẵng về nhà tránh bão. Sau khi gió tan, hắn vội vã đi liền vì ở lại thì sợ nước lụt cô lập, ngày mai không tới trường học được. Tôi đưa cho con 500 nghìn đồng lo ăn ở, học hành. Tiền nớ đều nhờ chuối mà ra” - bà Lượm bần thần nói.

Vượt qua áp lực về chi phí tăng cao cũng như biến động của thời tiết, những ngày này ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đồng loạt bám biển với vụ cá bắc. Ngành chức năng cũng đang triển khai các phương án trợ giúp ngư dân sản xuất an toàn, hiệu quả trong mỗi chuyến biển.

Những năm qua, Trại giống Thủy sản Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn nỗ lực trong việc nghiên cứu, sản xuất, ươm nuôi các loại cá giống từ truyền thống đến đặc sản, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật… phục vụ nhu cầu phát triển nghề nuôi thủy sản của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.