Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Vọng Mô Hình Ương Cá Bổi

Triển Vọng Mô Hình Ương Cá Bổi
Publish date: Saturday. August 30th, 2014

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở LÐ-TB&XH chọn hộ ông Nguyễn Hoàng Sỹ, ấp 18, xã Khánh Thuận, huyện U Minh để thực hiện mô hình dạy nghề ương cá bổi giống trên đất rừng.

Mô hình có diện tích 1.000 m2, được thực hiện trên phần đất rừng vừa khai thác cây, xung quanh có đào kinh nhỏ bao khuôn. Hiện nay cá bổi con được hơn 45 ngày tuổi, phát triển tốt. Theo quan sát của chúng tôi, khi ăn cá nổi dày đặc trên mặt nước.

Kỹ sư Lê Văn Lĩnh, cán bộ Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện U Minh, người trực tiếp phụ trách mô hình, cho biết: “Qua kiểm tra, chúng tôi chưa phát hiện hiện tượng bất thường nào trên thân cá, cá ăn rất khoẻ, lớn nhanh và tỷ lệ hao hụt không đáng kể, khoảng 30 ngày nữa có thể xuất bán cá giống, kết thúc mô hình”.

Theo Kỹ sư Lê Văn Lĩnh, quy trình sản xuất gieo ương cá bổi giống được thực hiện không mấy phức tạp. Sau khi lên khuôn diện tích ao ương, phải tiến hành diệt cá tạp, cải tạo nước bằng vôi bột, kết hợp một số hoá chất diệt khuẩn để đạt các chỉ số môi trường nước cần thiết.

Với diện tích ao ương 1.000 m2, sử dụng 10 cặp cá bổi giống sinh sản. Cá bố mẹ sau khi tiêm thuốc thì dùng thau, chậu làm nơi cho chúng đẻ trứng, chạy oxy sục khí đến khi cá nở đổ vào ao nuôi. Thức ăn cho cá bột là lòng đỏ trứng, sau đó cho ăn cám đến khi xuất bán.

Ao ương cá bổi giống của ông Nguyễn Hoàng Sỹ hiện có khoảng 150.000 cá bổi con (bình quân mỗi cặp sinh sản hơn 15.000 con cá con). Ông Sỹ cho biết, giá bán cá giống hiện nay 500 đồng/con, do đó ao ương của ông sẽ thu về khoảng 50 triệu đồng, sau gần 3 tháng thực hiện mô hình và ông sẽ có lãi khoảng 35 triệu đồng sau khi trừ vốn đầu tư. Hiện nay đã có nhiều người đến đặt hàng mua cá bổi giống của ông Sỹ.

Ngoài ra, ông Sỹ có khoảng 1.000 m2 mặt nước nuôi cá bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp. Ao nuôi của ông Sỹ có khoảng 100.000 con, cá hiện đạt trọng lượng từ 15-17 con/kg, dự kiến 3 tháng nữa thu hoạch. Theo ông Sỹ, ông đã từng nuôi cá bổi trong nhiều năm qua nhưng nuôi công nghiệp thì mới lần đầu.

Ông Sỹ phấn khởi cho biết, cá lớn rất nhanh do phù hợp với nguồn nước ở đây, chưa phát hiện bệnh. Ðây là mô hình hiệu quả hơn so với nuôi tự nhiên nhưng khá tốn kém. Hiện tại, mỗi ngày ông phải cho chúng ăn từ 1,5-2 bao thức ăn, chi phí từ 500.000-700.000 đồng/ngày.

Ông Sỹ dự định, vào tháng 10 âm lịch tới đây sẽ thu hoạch cá bổi để phục vụ thị trường cá khô Tết. “Sản lượng cá phải đạt từ 3,5-4 tấn, sau khi trừ chi phí còn lãi từ 60-80 triệu đồng”, ông Sỹ tự tin cho biết.

Theo Kỹ sư Lê Văn Lĩnh, vùng đất nơi đây rất phù hợp để phát triển nghề nuôi cá bổi với quy mô lớn. Qua mô hình ương nuôi cá giống và ao nuôi cá bổi thương phẩm của hộ ông Nguyễn Hoàng Sỹ cho thấy hiệu quả bất ngờ từ các mô hình này.

Nếu được áp dụng rộng rãi trong dân thì đây là mô hình phát triển kinh tế đầy tiềm năng ở địa phương, bởi mỗi hộ đều có diện tích sản xuất lớn và lực lượng lao động tại chỗ dồi dào. Và vấn đề đặt ra hiện nay là chính quyền và các ngành chức năng địa phương cần có những phương án phát triển sản xuất cụ thể và có nguồn vốn đầu tư ưu đãi để hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình.


Related news

Hoa giữa đời thường người phát triển giống nhãn xuồng cơm vàng Hoa giữa đời thường người phát triển giống nhãn xuồng cơm vàng

Đó là anh Phan Thanh Nhàn, hội viên Hội Nông dân phường 11 (TP.Vũng Tàu). Từ giống nhãn xuồng cơm vàng của gia đình, anh Nhàn tìm tòi, học hỏi kỹ thuật chiết, ghép và nhân rộng giống, góp phần đưa giống nhãn đặc biệt này đi khắp mọi nơi.

Monday. June 22nd, 2015
Bưởi da xanh Thành Triệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Bưởi da xanh Thành Triệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu

Tham gia chương trình tôn vinh sản phẩm nông nghiệp năm 2014 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo, Bến Tre có 3 sản phẩm được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ chọn gửi dự thi gồm: bưởi da xanh (Tổ hợp tác bưởi da xanh Thành Triệu, huyện Châu Thành), nhãn xuồng cơm vàng (xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại), dừa xiêm xanh (xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm).

Monday. June 22nd, 2015
Thanh long ruột đỏ làm giàu cho nhà nông Thanh long ruột đỏ làm giàu cho nhà nông

“Nếu có đầu ra ổn định thì tính về hiệu quả kinh tế, khó có cây trồng nào qua thanh long”-anh Nguyễn Đức Hoàng, chủ nhân 500 gốc thanh long ở thôn 1, xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai khẳng định như vậy sau hơn 3 năm gắn bó với loại cây này.

Monday. June 22nd, 2015
Nam Tân (Nghệ An) bội thu dưa đỏ Nam Tân (Nghệ An) bội thu dưa đỏ

Vụ hè thu năm nay, xã Nam Tân (Nam Đàn - Nghệ An) đưa vào sản xuất 75 ha dưa đỏ. Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích dưa đã cho thu hoạch với năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Monday. June 22nd, 2015
Giữ vị ngọt cho cam sành Ngã Bảy Giữ vị ngọt cho cam sành Ngã Bảy

Trải qua thời gian bị dịch bệnh vàng lá gân xanh, hiện diện tích cam sành ở thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đã giảm rõ rệt. Bên cạnh những nhà vườn chuyển đổi sang cây trồng khác thì vẫn còn nhiều hộ quyết định bám trụ với loại cây trồng nhiều lợi ích này.

Monday. June 22nd, 2015