Cây dược liệu quý mở hướng làm giàu

Cây trồng mới cho thu nhập cao
Điểm nhấn trong quá trình xây dựng NTM ở xã Đạo Đức là thành lập được HTX NTM Đại Phúc để thực hiện chuyển đổi cây trồng, kinh doanh và trồng cây dược liệu quý, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Vũ Văn Thành - Chủ nhiệm HTX cho hay: “HTX được thành lập 2 năm nay, khi có chủ trương hỗ trợ của huyện về chuyển đổi cây trồng.
Hiện HTX đã nghiệm thu hơn 1ha diện tích trồng cây cà gai leo, cây thìa canh, ớt cao sản có hiệu quả kinh tế tốt.
Hoạt động của HTX là hỗ trợ cây giống, phân bón, thu mua sản phẩm theo giá thị trường để người dân yên tâm sản xuất”.
Cũng theo ông Thành, cây dược liệu quý dù đem lại lợi nhuận cao nhưng vẫn là cây trồng mới lạ nên bà con vẫn chưa thật sự tin tưởng vào hiệu quả.
Tuy nhiên, những hộ đầu tiên tham gia HTX đều nhận định rằng các loại cây dược liệu rất dễ trồng, đem lại thu nhập cao hơn so với trồng ngô, lúa trước đây.
Trong năm tới, để khuyến kích tăng diện tích chuyển đổi sang trồng cây dược liệu, HTX sẽ xin hỗ trợ từ xã, huyện để có thể tạo điều kiện nguồn vốn cho những hộ có mong muốn chuyển đổi trồng cây dược liệu.
Ông Mai Văn Quý ở thôn Đại Phúc đã có 2 năm trồng cây dược liệu quý trên diện tích thuê của HTX.
Ông chia sẻ: “Trước đây, vùng đất này trũng chủ yếu là trồng lúa và làm màu vụ đông, chỉ đủ ăn.
Sau đó tôi chuyển sang trồng cây dược liệu gồm cây thìa canh và ớt cao sản.
Theo tính toán, chỉ sau 4 tháng là ớt cho thu hoạch được 1 tấn/sào, số tiền thu về hơn 10 triệu/sào.
Về cây thìa canh, trồng mất khoảng 6-8 tháng sẽ được thu, trồng 1 lần có thể thu hoạch trên 10 năm, mỗi lần thu hái được khoảng 1-1,2 tạ/sào, với giá cả ổn định 35.000 -40.000 đồng/kg.
Trồng cây dược liệu lãi lời cũng gấp 4-5 lần trồng lúa, ngô”.
Xây dựng NTM không chạy theo thành tích
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng NTM của xã, ông Nguyễn Văn Khoảng - Chủ tịch UBND xã Đạo Đức cho biết: “Khi bắt đầu đăng ký về đích NTM, xã đã xác định xây dựng NTM không chạy đua thành tích mà phải làm thật để tạo ra thành quả thật.
Làm NTM là để người dân nhận được những ích lợi thấy hiệu quả, không gây lãng phí từ các công trình đặc biệt như đường giao thông, trường học, y tế.
Mục tiêu của Đạo Đức là về đích NTM mới trong năm nay”.
Ông Khoảng cũng cho biết, khi xây dựng NTM, xã đã thực hiện tuyên truyền cụ thể tới từng thôn xóm để nhân dân cùng hiểu, cùng đóng góp xây dựng.
Mỗi cán bộ từ xã tới thôn cũng đóng góp 1 tháng lương để góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng được khang trang hơn.
Bên cạnh đó, xã cũng đang tạo mọi điều kiện để thu hút đầu tư, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ thương mại theo thế mạnh của địa phương và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện.
Kết quả xây dựng NTM của xã Đạo Đức
100% là tỷ lệ đường giao thông đã được cứng hóa.
100% số trường học các cấp đã đạt chuẩn quốc gia.
30 triệu đồng là thu nhập bình quân đầu người mỗi năm.
2,3% là tỷ lệ hộ nghèo hiện nay.
18/19 là số tiêu chí NTM mà xã đã đạt được.
Related news

Theo đánh giá của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh thuỷ sản có nhiều diễn biến phức tạp, tuy có giảm hơn so với năm 2012, nhưng một số dịch bệnh xuất hiện trong giai đoạn cuối tháng 5-2013, ở trên địa bàn huyện Tiên Yên với diện tích trên 600ha tôm sú tại xã Hải Lạng gây thiệt hại cho 311 hộ dân; trong tháng 6, dịch bệnh bùng phát tại phường Hà An (TX Quảng Yên) đã có 966.000 con tôm giống từ 45-70 ngày tuổi bị chết; dịch bệnh trên tu hài do nhiễm Perkinsus vẫn xảy ra rải rác tại các hộ nuôi mới ở huyện Vân Đồn; bệnh đốm trắng và vi khuẩn ở tôm thẻ chân trắng bị chết tại huyện Đầm Hà. Ngoài ra, một số lượng cá lồng bè bị chết ở Vân Đồn, Đầm Hà, Móng Cái... chưa phát hiện nguyên nhân cụ thể.

Mỗi năm đến tháng 10 âm lịch, lũ rút nhanh cũng là lúc cá từ đồng tìm đường ra sông. Mùa cá chỉ có duy nhất một lần trong năm nên người dân sống vùng sông nước lại hối hả chuẩn bị chài, lọp để đánh bắt.

Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...

Để khôi phục nghề nuôi cá đồng từ xưa của nông dân, năm 2002, Sở Thủy sản Bến Tre đầu tư Dự án “Phục hồi nghề nuôi cá đồng Lạc Địa” tại xã Phú Lễ (Ba Tri - Bến Tre).

Năm 2013, nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng không chỉ phục hồi mà còn được mùa, được giá. Chính từ những thuận lợi này, ngành chuyên môn dự báo từ nay trở đi diện tích nuôi tôm sẽ phát triển mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm sẽ khó đảm bảo