Xuất khẩu gạo gặp khó khăn về đầu ra

Báo cáo về tình hình thị trường và giá cả tháng 5 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tình hình xuất khẩu gạo tiếp tục gặp khó khăn. Xuất khẩu gạo 4 tháng ước đạt 2,04 triệu tấn, kim ngạch 889 triệu USD, giảm 0,5% về lượng và 5% về giá trị. Xuất khẩu sang một số thị trường chính giảm mạnh so với cùng kỳ: Philipines giảm 41%, Trung Quốc giảm 45,1%.
Xuất khẩu gạo giảm mạnh một phần là do những thị trường lớn của gạo Việt Nam như Indonesia, Philipines đang hướng dần đến tự chủ về lương thực. Bên cạnh đó nguồn cung các nước xuất khẩu dồi dào, tạo cạnh tranh gay gắt trên thị trường, một số nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Ấn Độ lượng tồn kho cao. Ấn Độ và Pakistan cũng tăng cường cạnh tranh, giành thị phần xuất khẩu tại thị trường châu Phi, Trung Đông, Myanmar. Gạo của Campuchia đang đi vào thị trường EU, Trung Quốc khiến cho xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn về đầu ra.
Tại thị trường miền Bắc giá gạo tẻ thường ở mức 10.200đ/kg – 11.300 đ/kg, tại thị trường miền Nam giá gạo tẻ thường 12.000đ - 12.300đ/kg, gạo tẻ ngon từ 15.500đ/kg – 16.500đ/kg, gạo nếp thường là 18.000kg – 20.000đ/kg.
Related news

Giữa tình hình khó khăn do nắng hạn gay gắt khiến vụ thu hoạch ngô ở Sơn La chậm hơn 20 – 25 ngày, giá ngô thương phẩm giảm làm thu nhập của nông dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng.

Ở điều kiện bình thường, cây trồng sử dụng được 30 - 45% lượng đạm, 40 - 45% lượng lân, 40 - 50% lượng kali.

Ngày 12/10, tại Hà Nội, Hiệp hội Phân bón VN phối hợp với Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội thảo quốc gia “Thực trạng thị trường phân bón Việt Nam và thế giới, định hướng tái cơ cấu hệ thống SX kinh doanh phân bón”.

Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh nông dân bị mất mùa lúa năm 2015 do sâu đục thân, xảy ra ở địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Sau 18 tháng triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, tỉnh Bến Tre đã thực hiện được 2.380/3.600 công trình khí sinh học (biogas) loại từ 50 m3 trở xuống.