Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trao tặng 150 tủ thuốc cho ngư dân tỉnh Phú Yên

Trao tặng 150 tủ thuốc cho ngư dân tỉnh Phú Yên
Publish date: Monday. April 20th, 2015

Mỗi tủ thuốc được trao tặng có trị giá khoảng 2 triệu đồng, với nhiều loại thuốc điều trị các bệnh thường gặp và một số dụng cụ y tế sơ cấp cứu.

Theo PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, món quà tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa hết sức to lớn. Đó là một tủ thuốc gia đình mang trên tàu với đầy đủ loại thuốc điều trị các bệnh thường gặp và một số dụng cụ y tế sơ cấp cứu ban đầu để ngư dân có thể tự chăm sóc sức khỏe khi chưa thể tiếp cận được với các cơ sở y tế.

Để sử dụng hiệu quả, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn đề nghị lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Phú Yên thường xuyên kiểm tra các trạm y tế xã việc hướng dẫn bà con ngư dân sử dụng, luân chuyển, bổ sung thuốc theo danh mục ban hành, để bảo đảm mỗi con tàu ra khơi đều mang theo đầy đủ thuốc thiết yếu theo quy định.

Thời gian tới, Chương trình “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển” sẽ tiếp tục kêu gọi, vận động cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội đóng góp kinh phí để bảo đảm 100% tàu cá trên cả nước được trang bị tủ thuốc.

Trước đó, tháng 5/2014, tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Y tế đã phát động Chương trình “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển”, và trao tặng 300 tủ thuốc, dụng cụ y tế cấp cứu ban đầu cho 300 tàu đánh bắt cá xa bờ của ngư dân huyện đảo Lý Sơn trị giá 600 triệu đồng.

Tháng 7/2014, tại TP Đà Nẵng, Bộ Y tế cũng đã đến tặng 253 tủ thuốc cho tàu đánh bắt xa bờ thuộc các nghiệp đoàn nghề cá TP Đà Nẵng.

Hiện, cả nước có khoảng 1 triệu lao động làm việc trên khoảng 119.000 tàu cá, trong đó có 28.000 tàu cá hoạt động xa. Các ngư dân đang ngày đêm bám biển sản xuất phải đối mặt với sóng, gió, nhiều tai nạn tiềm ẩn, sự cố về sức khỏe khó cứu chữa kịp thời do xa đất liền.

Trong khi mạng lưới y tế biển đảo hiện chủ yếu do lực lượng quân y đảm nhiệm, lực lượng mỏng, chưa có các đội cơ động cấp cứu vận chuyển chuyên nghiệp, trang thiết bị và thuốc thiết yếu còn hạn chế. Một số bộ, ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của đề án "Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020"; cơ chế chính sách chưa phù hợp; thiếu kinh phí và nhân lực; nhiều địa phương chưa chủ động triển khai…


Related news

Tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng Tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng

Trước tình hình sâu bệnh gây hại trên một số loại cây trồng, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 3483/UBND-NL yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh làm tốt công tác dự báo, thông báo kịp thời tình hình diễn biến sâu bệnh gây hại, tăng cường hướng dẫn các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng để địa phương và nông dân áp dụng.

Thursday. September 3rd, 2015
 Hướng đi mới từ măng tây xanh Hướng đi mới từ măng tây xanh

Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng mới vào sản xuất, trong đó việc trồng măng tây xanh đang mở ra một hướng đi tích cực cho bà con nông dân.

Thursday. September 3rd, 2015
Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu đua nhau chặt bỏ cao su, cà phê Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu đua nhau chặt bỏ cao su, cà phê

Trong thời gian qua, hàng trăm hécta cao su và cà phê bị người dân Tây Nguyên chặt bỏ để trồng tiêu. Dù việc trồng tiêu ồ ạt sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng nhiều người dân Tây Nguyên bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng địa phương.

Thursday. September 3rd, 2015
Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân

Gia đình anh Ma Văn Biểu ở thôn Đắk R’Tăng, xã Quảng Tân (Tuy Đức - Đắk Nông) đã lâm vào cảnh “trắng tay” khi vườn hồ tiêu chưa cho thu hồi vốn đã “vội” chết rụi vì bệnh chết nhanh.

Thursday. September 3rd, 2015
Phát triển mô hình sản xuất sầu riêng theo VIETGAP Phát triển mô hình sản xuất sầu riêng theo VIETGAP

Tam Bình (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) có diện tích trồng sầu riêng chuyên canh khá lớn với hơn 1500 ha, còn lại hơn 100 ha trồng xen với các loại cây ăn trái khác như cây sapo, vú sữa, mít…. Nhằm phát huy thế mạnh của các giống cây ăn trái chủ lực của tỉnh, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất trái cây an toàn theo tiêu chuẩn GAP; trong thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của các ngành các cấp, các đoàn thể và nhất là của cơ quan khuyến nông, xã Tam Bình đã triển khai xây dựng các mô hình về “Sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP”.

Thursday. September 3rd, 2015