Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh Đồng Mẫu Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Nâng Cao Năng Suất Tôm Nuôi

Cánh Đồng Mẫu Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Nâng Cao Năng Suất Tôm Nuôi
Publish date: Monday. October 27th, 2014

Cánh đồng mẫu (CĐM) nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) được thực hiện tại xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Qua hơn 5 tháng triển khai thực hiện, kết quả lợi nhuận tăng bình quân16,4 triệu đồng/ha. Mô hình này được nông dân trong xã khẳng định hiệu quả và đang triển khai nhân rộng cho vụ nuôi tới.

Cánh đồng mẫu nuôi tôm QCCT được Phòng NN&PTNT kết hợp với UBND xã Ðông Hưng triển khai thực hiện từ ngày 15/3 - 30/9/2014 trên diện tích 64,6 ha; có 44 hộ thuộc 3 ấp: Cái Cám, Nhà Thính và Phong Lưu tham gia. Qua tổng kết mô hình cho thấy, năng suất tôm đạt 470 kg/ha, tăng 120 kg/ha so với trước khi thực hiện mô hình.

Bắt nhịp khoa học – kỹ thuật

Trên cơ sở kết hợp với Phòng NN&PTNT huyện, UBND xã Ðông Hưng thành lập Ban Chỉ đạo CÐM trên tôm QCCT và xây dựng kế hoạch triển khai đến từng hộ dân tham gia thực hiện mô hình. Bước đầu tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật cho 55 lượt nông dân. Theo đó, sự đồng loạt cải tạo, xuống giống theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện, được sự kiểm tra, theo dõi, quản lý chặt chẽ của hộ dân thực hiện và cán bộ kỹ thuật chuyên môn. Nhờ đó đã góp phần cho sự thành công của mô hình.

Ông Trần Chí Hùng, ấp Phong Lưu, xã Ðông Hưng, thực hiện mô hình với chi phí 40 triệu đồng trên 3 ha, sau khi thu hoạch đã trừ chi phí ông lãi 190 triệu đồng. Ông chia sẻ kinh nghiệm: “Ngoài việc thực hiện mô hình này theo đúng quy trình kỹ thuật đã đề ra thì người nuôi cần phải phơi đất trước khi thả nuôi. Thả giống thưa và chất lượng tốt. Ngoài việc cho tôm ăn trong nhá, có thể cho tôm ăn trên mặt trảng, trên mương nhằm giúp tôm nhỏ lớn nhanh hơn, đồng đều hơn”.

Mô hình này thật sự mang lại hiệu quả và thể hiện được liên kết hợp tác, chia sẻ lẫn nhau của từng hộ dân trong quá trình sản xuất như: bơm tháo nước, thả giống đồng loạt, đồng thời được tập huấn kỹ thuật định kỳ. Cán bộ chuyên môn, theo sát hướng dẫn, từ đó có những giải pháp hỗ trợ kịp thời cho người dân về kỹ thuật cũng như công tác phòng, trị bệnh trên tôm.

Phó Chủ tịch UBND xã Ðông Hưng Tiêu Quang Khái khẳng định: “Mô hình CÐM nuôi tôm QCCT đã đạt được kết quả về năng suất, hiệu quả đề ra. Qua đó, có tác động rất lớn đến nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã và đã khẳng định mô hình CÐM là một hình thức liên kết tổ chức sản xuất phù hợp, tiến bộ nhất trong điều kiện hiện nay vì đây là mô hình sản xuất ít chi phí, rủi ro thấp, lãi suất cao”.

Hoàn thiện và nhân rộng

Mô hình CÐM nuôi tôm QCCT kế thừa từ nhiều mô hình được thực hiện trước đây, nhất là mô hình nuôi tôm QCCT nên khi bắt tay vào thực hiện mô hình người dân đã có được bước đệm về kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi. Khi được tiếp cận thêm kỹ thuật mới, quy trình mới, mô hình đã mang lại thành công.

Bà Nguyễn Thị Phượng, Bí thư Chi bộ ấp Cái Cám, cho biết: “Bên cạnh thành công thì vẫn còn một số hộ dân chưa có kinh nghiệm khi thực hiện mô hình dẫn đến lợi nhuận không cao. Ðó là do việc triển khai CÐM chưa có tính ràng buộc giữa các hộ nuôi với nhau, giữa hộ nuôi với chính quyền địa phương. Nếu thực hiện tốt khâu liên kết, người dân tuân thủ quy trình được cán bộ tập huấn thì mô hình này sẽ thành công hơn trong thời gian tới”.

Ðể đảm bảo duy trì và nhân rộng CÐM nuôi tôm QCCT lâu dài và hiệu quả, đòi hỏi phải có sự quan tâm tổ chức thực hiện quyết liệt của từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên trên địa bàn xã. Phó Chủ tịch UBND xã Ðông Hưng Tiêu Quang Khái cho biết thêm: “Trước mắt xã sẽ tranh thủ thành lập tổ hợp tác sản xuất ngay trong CÐM, từng bước tiến đến xây dựng các hợp tác xã chuyên tôm, hợp tác xã dịch vụ cung ứng vật tư, giống… củng cố CÐM hiện tại và nhân rộng ra toàn xã, phấn đấu đạt thêm 45 ha vào cuối năm 2014”.


Related news

Sản lượng thủy sản tăng gần 1,6 nghìn tấn Sản lượng thủy sản tăng gần 1,6 nghìn tấn

Theo Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT), 6 tháng đầu năm nay, sản lượng thủy sản toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 15,5 nghìn tấn, tăng gần 1,6 nghìn tấn so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung ở các huyện: Tân Yên, Yên Dũng, Việt Yên và Lạng Giang.

Tuesday. June 23rd, 2015
Bơ tặc lộng hành Bơ tặc lộng hành

Lâu nay, khi nhắc đến tình trạng trộm cắp nông sản, người ta thường nghĩ đến các loại cây trồng như cà phê, tiêu... Thời gian gần đây, kẻ gian còn lợi dụng sơ hở của bà con nông dân để hái trộm bơ, kể cả khi trái đang còn non...

Wednesday. June 24th, 2015
Xây dựng thương hiệu hồng ăn trái Đà Lạt Xây dựng thương hiệu hồng ăn trái Đà Lạt

Thành phố Đà Lạt vừa khởi động Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận hồng ăn trái Đà Lạt”, nhằm bảo đảm việc kiểm soát chất lượng, tăng cường xúc tiến thương mại, nâng cao giá trị kinh tế của loại trái cây đặc sản này của Việt Nam.

Wednesday. June 24th, 2015
Thu nhập 400 triệu đồng mỗi năm nhờ mô hình xen canh Thu nhập 400 triệu đồng mỗi năm nhờ mô hình xen canh

Đó là anh Bùi Văn Xiêng, ở xã Tân Thanh (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp, chỉ với 7.000 m2 vườn mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Wednesday. June 24th, 2015
Vui, buồn quả mận Tam hoa Vui, buồn quả mận Tam hoa

Có người bạn ở Hà Nội lên chơi, tôi bảo ra điều chắc chắn: “Ông chờ tôi mua yến mận Tam hoa, đặc sản của Lào Cai về làm quà gia đình”. Vậy nhưng, long dong phóng xe máy qua những dãy hàng bán hoa quả tại một số chợ trên địa bàn thành phố Lào Cai, tôi không thể tìm được một cửa hàng nào bán loại mận này.

Wednesday. June 24th, 2015