Nuôi Rắn, Kiếm Hàng Nghìn Đô Mỗi Tháng
Mỗi năm, anh Bùi Hoàng Bằng, 34 tuổi, ở ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuất bán từ 6.000 rắn giống với giá 80.000 - 100.000 đồng/con (tùy theo trọng lượng) và cộng với số tiền bán rắn thương phẩm mỗi năm anh Bằng thu 400 triệu đồng/năm.
Vài năm trở lại đây, người dân trong và ngoài tỉnh đều biết đến mô hình nuôi rắn ri cá sinh sản trong vèo của anh Bằng. Anh Bằng tâm sự: “Khi mới lập gia đình, ngoài làm công việc nhà nước còn muốn tận dụng thời gian rảnh rỗi (thứ 7, chủ nhật) để tăng thêm thu nhập gia đình.
Đầu năm 2009, với việc đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại thả nuôi 150 thỏ con, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi nên thỏ bị dịch bệnh và việc chăn nuôi thất bại. Không từ bỏ quyết tâm, cuối 2009, anh quyết định chuyển sang đầu tư nuôi rắn ri cá, ri voi cho kết quả khả quan.
Anh Bằng nhớ lại, ban đầu thấy bà con trong vùng đặt dớn có rắn con nên anh mua 50 con để nuôi thử nghiệm, năm đầu tiên thu nhập trên 30 triệu đồng. Thấy việc nuôi rắn có hiệu quả nên anh mở rộng mô hình.
Thất bài từ nghề nuôi thỏ, năm 2009 anh Bằng quyết định chuyển sang nuôi rắn ri voi trong vèo cước
Lựa chọn loài vật nuôi phù hợp và cách tính nhạy bén để phát triển kinh tế gia đình. Anh Bằng so sánh, nuôi rắn ri cá có lợi thế và lợi nhuận hơn rắn ri voi, chi phí đầu tư về con giống, thức ăn nhẹ hơn nhiều mà giá bán của 2 loại này chênh lệch không quá lớn.
Rắn ri voi thương phẩm bán với giá 800.000 đồng/kg, 100.000 đồng/con (rắn giống), rắn ri cá 600.000 đồng/kg, 60.000 đồng/con. Đầu tư cho 1kg rắn ri cá khoảng 190.000 - 210.000/kg, rắn ri voi 420.000 đồng/kg.
Qua tìm hiểu các nguồn thông tin và học hỏi kinh nghiệm anh quyết định đầu tư xây dựng nuôi rắn theo quy mô trang trại. Mô hình nuôi được thiết kế nuôi trong vèo lưới kết hợp với thả lục bình. Anh Bằng chia sẻ: "Nuôi rắn có nhiều cách nuôi nhưng đối với việc xây dựng nuôi vèo lưới và thả lục bình sẽ giảm chi phí đầu tư và mang lại hiệu quả cao hơn. Một vèo khoảng 6 m2, mật độ thả nuôi 17 con/m2, vèo được thiết kế bên trong bằng lưới cước mịn, bên ngoài lưới cước lỗ để tránh các loài cá lớn, cua, chuột…phá lưới, bên trong thả lục bình sẽ có tác dụng lọc nước, che mát cho rắn phát triển, xung quanh rào lưới B40".
Tận dụng nguồn cá mồi để nuôi rắn, trung bình tiếu tốn khoảng 190.000 - 210.000 đồng, rắn đạt trọng lượng 1kg
Mỗi vèo cắm 6 - 8 cọc tre xung quanh để mắt lưới, ao nuôi đặt cống để nước vô ra theo thủy triều. Còn đối với những vùng nguồn nước không tốt có thể nuôi không đặt ống cống mà 10 - 15 ngày xử lí nước bằng vôi bột, muối… tạc ao và giữ nước 3 ngày sau đó tháo nước ra. Với cách nuôi này sẽ tạo ra môi trường hoang dã và hạn chế dịch bệnh.
Theo anh Bằng, rắn ri cá là loại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, kháng bệnh tốt. Nguồn thức ăn đa dạng, nhu cầu thị trường nhiều và ổn định. Nuôi rắn đẻ 1 tuần cho ăn 1 lần, rắn thịt 3 ngày cho ăn 1 lần, thức ăn từ nguồn cá tạp, cá rô phi, sặc, cá mè. Mỗi năm rắn đẻ một lần, mỗi con đẻ từ 10 - 30 rắn con. Rắn giống nuôi từ 15 - 18 tháng có thể đạt trọng lượng từ 1,1 - 1,7 kg/con.
Với giá bán rắn 80.000 - 100.000 đồng/con rắn con và 600.000 đồng/kg rắn thịt, mỗi năm anh Bằng có thu nhập khoảng 400 triệu đồng
Đối với việc nuôi rắn sinh sản, từ tháng 5 - 6 âm lịch cho rắn giao phối, thả nuôi tỉ lệ 50% rắn đực, 50% rắn cái để giao phối với nhau. Rắn bố mẹ phải có trọng lượng từ 800 - 1.300 gram trở lên mới cho sinh sản. Khi chọn rắn con để nuôi cần đồng đều, không dị tật, nhanh nhẹn.
Từ chỗ nuôi đơn lẻ 50 con rắn ban đầu anh Bằng chuyển sang nuôi bầy đàn. Hiện anh có 15 vèo nuôi với tổng số trên 1.000 con, trong đó có 400 rắn bố mẹ. Mỗi năm anh xuất bán từ 6.000 rắn giống với giá 80.000 - 100.000 đồng/con (tùy theo trọng lượng) trừ chi phí thu lãi trên 300 triệu đồng/năm. Ngoài ra, anh cũng thu nhập cả trăm triệu đồng từ việc bán rắn thương phẩm.v
Related news
Từ đầu năm 2015 đến nay, do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, bệnh trên tôm thường xuyên xảy ra, mầm bệnh trong tự nhiên khá cao, trên 40% số mẫu nên thả nuôi tôm rất chậm. Đến nay, tổng diện tích thả giống chỉ được 4.000ha, trong đó tôm sú 458ha, tôm thẻ chân trắng 3.532ha, chỉ đạt 61% kế hoạch năm. Diện tích bị thiệt hại lên đến 834ha, chiếm 21% tổng diện tích thả nuôi.
Những ngày này là thời điểm chuẩn bị kết thúc mùa tôm năm 2015 ở Phú Lộc (Thừa Thiên Huế). So với mọi năm, khi hỏi đến mùa tôm này các chủ nuôi đều lắc đầu vì thua lỗ.
Hợp tác xã (HTX) dịch vụ hậu cần nghề cá ra đời với mục tiêu hỗ trợ cho hoạt động đánh bắt xa bờ của ngư dân, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế biển.
Tháng 1/2015, giá tôm trên thị trường Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm so với các tháng cuối năm 2014 tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 4/2015, giá tăng đều đặn từ 11 USD/kg lên 12 USD/kg. Trong 2 năm 2013 - 2014, NK tôm vào Nhật Bản lần lượt đạt 2,9 và 2,7 tỷ USD, giảm so với các năm trước đó. Kinh tế Nhật Bản vẫn chưa cải thiện nhiều khiến nhu cầu tiêu thụ tôm giảm.
Bên cạnh những mặt tích cực mà Nghị định số 36/2014/NĐ- CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đem lại, nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng vẫn còn một số bất cập liên quan đến phương thức quản lý và giá thành xuất khẩu.