Trang Trại Xanh Trên Vùng Đất Khát
Thăm trang trại tổng hợp của ông Đàm Thọ ở xã Lộc Yên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) chúng tôi cảm phục trước nghị lực và táo bạo của vợ chồng ông.
Dẫn chúng tôi tham quan một vòng khu trang trại rộng hơn 12,5ha ở vùng nắng lửa miền núi Hương Khê, ông Thọ nhớ lại: "Năm 1989 vợ chồng tui dắt díu nhau vào đây lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Thời gian đầu cứ tối đến tui đi kiếm cá, sáng vợ mang ra chợ bán mới có gạo ăn".
Giờ đây, vợ chồng ông đã tạo dựng một cơ ngơi ít ai sánh được. Trang trại của vợ chồng ông có khu nuôi trên 600 con lợn thịt và 1 đàn lợn rừng 30 con. Không dừng lại ở nuôi lợn, ông đi nhiều nơi học hỏi kỹ thuật nuôi ong. Sau 2 tháng học hỏi ông đã mạnh dạn nuôi 10 tổ ong đầu tiên để thử nghiệm. "Ban đầu cũng sợ nhưng khi tìm hiểu kỹ càng rồi mới tự tin để nuôi"- ông Thọ chia sẻ. Đến nay trang trại của ông đã có hơn 400 tổ ong, mỗi tháng thu hoạch 3 lần trên 6 tấn mật, thu về khoảng 300 triệu đồng.
Theo ông Thọ, dù nuôi ong, nuôi lợn nhưng đất đai vẫn còn nhiều, bỏ hoang hoặc trồng keo thì phí, ông tiếp tục tìm hiểu một số giống cây công nghiệp và cây ăn quả phù hợp với đất đai để trồng. Thế là hơn 2ha diện tích đất được phủ kín cây dó trầm và hơn 200 gốc cam lai. Quả thật đất không phụ lòng người, mỗi năm vườn cam của ông cho thu hoạch hơn 300 triệu đồng, còn cây dó trầm thì bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên.
Không chỉ lo làm ăn, ông còn là người đi tiên phong trong việc bảo vệ môi trường. Khi quyết định chăn nuôi lợn quy mô lớn, việc đầu tiên ông làm là xây dựng hầm biogas. Ông đã đầu tư gần 200 triệu đồng để xây dựng hầm. "Làm ăn ngoài nghĩ cho mình thì còn phải nghĩ cho xã hội, hơn nữa nếu không xây hầm biogas, môi trường ô nhiễm liệu trang trại của tui tồn tại đến bao giờ"- ông Thọ chia sẻ.
Đầu tư tốn kém nhưng lợi ích mà hầm biogas mang lại cực kỳ lớn, môi trường xung quanh trang trại luôn được đảm bảo, gia đình ông có một nguồn khí gas phục vụ cho việc đun nấu, thắp sáng trong sinh hoạt và chăn nuôi. Mô hình trang trại của ông Thọ còn tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với lương từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng và 15 lao động mùa vụ với thu nhập từ 200.000-250.000 đồng/người/ngày.
Related news
Ngày 26/5, tại xã An Hải (huyện Tuy An), Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy 5 sào sắn nhiễm rệp sáp bột hồng. Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 29/5, ngành chức năng tiếp tục tiêu hủy 10 sào sắn tại xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa), Krông Pa (huyện Sơn Hòa).
Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.
Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.
Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.