Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang Trại Bò Sữa Thanh Hóa 2 Đi Vào Hoạt Động

Trang Trại Bò Sữa Thanh Hóa 2 Đi Vào Hoạt Động
Publish date: Thursday. November 6th, 2014

Ngày 4-11, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã nhập đàn bò sữa đầu tiên vào chăn nuôi tại trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, chính thức đưa trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 đi vào hoạt động.

Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 nằm trong chuỗi 8 trang trại chăn nuôi bò sữa công nghiệp hiện đại của Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk. Dự án được xây dựng trên diện tích 34,3 ha với tổng mức đầu tư 265 tỷ đồng.

Quy mô xây dựng gồm 4 chuồng nuôi (5.200 m2/chuồng), 2 nhà chăm sóc bò đặc biệt, 1 nhà vắt sữa quy mô 2 giàn vắt hiện đại, 1 khu chế biến thức ăn, nhà kho, bể ủ, khu văn phòng và khu chức năng khác, đáp ứng cho việc chăn nuôi 2.000 con bò vắt sữa với quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh.

Trong đợt đầu tiên này, Công ty TNHH một thành viên sữa Lam Sơn đã nhập hơn 200 con bò sữa mẹ từ các trang trại bò giống đạt tiêu chuẩn quốc tế của Úc. Dự kiến trong tháng 11-2014, Công ty TNHH Sữa Lam Sơn sẽ đưa về trang trại chăn nuôi 3 đợt bằng đường  hàng không với tổng 800 con bò sữa.

Trang trại  bò sữa Thanh Hóa 2 đi vào hoạt động sẽ khai thác tiềm năng, thế mạnh trong nông nghiệp của huyện Như Thanh nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung, hướng đến hình thành ngành nông nghiệp hàng hóa, tạo cơ sở hạ tầng cho ngành chăn nuôi bò sữa của tỉnh phát triển mạnh mẽ, đồng thời cung cấp kịp thời nguồn nguyên liệu sữa tươi cho nhà máy chế biến sữa của công ty tại Khu Công nghiệp Lễ Môn.


Related news

Báo Động Tình Trạng Nông Dân Phá Bỏ Cây Cà Phê Báo Động Tình Trạng Nông Dân Phá Bỏ Cây Cà Phê

Thời gian gần đây, nông dân ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) phá bỏ cây cà phê, chuyển sang trồng sắn, tiêu, cao su. Điều đáng nói là khi giá nông sản xuống thấp, nông dân đã vội bỏ cây trồng này để chạy theo cây trồng khác chỉ vì lợi nhuận trước mắt chứ không quan tâm đến định hướng quy hoạch lâu dài của địa phương.

Friday. February 21st, 2014
“Trẻ Hóa” Vườn Điều Già Cỗi “Trẻ Hóa” Vườn Điều Già Cỗi

Bằng việc áp dụng kỹ thuật ghép chồi trên các thân cây điều già, người trồng điều ở Bình Phước đã rất thành công trong việc “trẻ hóa” vườn điều của mình, mà không cần phải chặt bỏ cây điều già cỗi để trồng lại.

Tuesday. March 18th, 2014
Nhổ Rau Cho Bò Ăn Ở Quảng Ngãi Nhổ Rau Cho Bò Ăn Ở Quảng Ngãi

Những ngày sau tết, nhiều người dân tại các vùng rau chuyên canh ở Quảng Ngãi rơi vào cảnh dở khóc dở mếu do giá rau rẻ như bèo, tiền bán rau không đủ trả tiền công.

Friday. February 21st, 2014
Anh Mạch Khéo Nuôi Trồng Anh Mạch Khéo Nuôi Trồng

Từ nuôi lợn, trồng chè, anh Nguyễn Văn Mạch (thôn Đoàn Kết, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) năm nào cũng thu về 70-80 triệu đồng.

Tuesday. March 18th, 2014
Người Trồng Sả “Hốt Bạc” Ở Quảng Nam Người Trồng Sả “Hốt Bạc” Ở Quảng Nam

Trong khi các địa phương khác ở miền Trung thất thu vụ sả do liên tiếp hứng lũ lụt thì tại thôn Lộc Sơn, xã Quế Long (Quế Sơn - Quảng Nam), người dân lại “hốt bạc” vì sả được trồng toàn bộ trên núi.

Friday. February 21st, 2014