Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trấn Yên (Yên Bái) Phát Triển Vùng Cây Ăn Quả Có Múi

Trấn Yên (Yên Bái) Phát Triển Vùng Cây Ăn Quả Có Múi
Publish date: Tuesday. February 10th, 2015

Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên, các loại cây ăn quả có múi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở một số xã vùng cao như: Hưng Thịnh, Hưng Khánh, Hồng Ca… Vì vậy, thời gian tới, huyện sẽ xây dựng Đề án phát triển vùng cây ăn quả có múi để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp người nông dân từng bước làm giàu.

Gia đình ông Lê Minh Hiến ở thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh bắt đầu trồng cam sành từ đầu những năm 2000. Nhận thấy đất đai, khí hậu tại địa phương phù hợp, năm 2005, ông quyết định phá bỏ toàn bộ diện tích chè già cỗi, tập trung trồng các loại cây ăn quả có múi. Mỗi năm, gia đình ông lại tiếp tục mở rộng diện tích và trồng thêm các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế khác.

Đến nay, gia đình ông đã có trên 3ha cam, quýt sen, bưởi Diễn và chanh tứ thời. Trừ chi phí đầu tư chăm sóc, hàng năm, gia đình ông thu nhập trung bình từ 300 - 400 triệu đồng. Ông Lê Minh Hiến cho biết: "Tôi thấy, trên vùng đất này, không loại cây trồng gì đem lại hiệu quả kinh tế bằng các loại cây ăn quả. Do đó, gia đình tôi chuyển đổi các diện tích trồng chè, keo, bồ đề sang trồng cây ăn quả. Đến mùa thu hoạch, thương lái ở thành phố Yên Bái và ở Hà Nội đến thu mua tận vườn".

Những năm gần đây, xã Hưng Thịnh xác định, các loại cây ăn quả có múi là loại cây trồng có khả năng đem lại thu nhập cao, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu. Vì vậy, hàng trăm hộ dân đã tích cực trồng mới và cải tạo thay thế các diện tích cây ăn quả già cỗi bằng các giống cây ăn quả chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Hết năm 2014, xã có trên 50ha cây ăn quả có múi, trong đó, 35ha đang trong thời kỳ cho thu hoạch, còn lại là 16ha trồng mới, tập trung ở các thôn: Yên Bình, Trực Chính, Trực Khang, Yên Phú, sản lượng thu hoạch ước đạt gần 1.000 tấn, thu nhập ước đạt trên 14 tỷ đồng.

Bà Vũ Thị Hằng Nga - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Cây ăn quả có múi đã khẳng định được hiệu quả kinh tế đối với nhân dân địa phương, giúp cho nhiều hộ dân xóa đói, giảm nghèo, một số hộ có thu nhập vài trăm triệu đồng. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục vận động, khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích, đa dạng thêm một số loại cây ăn quả chất lượng cao để nâng cao thu nhập".

Cây ăn quả có múi bắt đầu trồng rải rác ở nhiều địa phương trên địa bàn huyện Trấn Yên từ nhiều năm nay. Hiện nay, huyện có trên 400ha cây ăn quả các loại. Tuy nhiên, thực trạng cây ăn quả có múi tại các xã vẫn còn manh mún, đầu tư thâm canh thấp, năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm chưa cao; trình độ thâm canh của nhân dân còn hạn chế, chưa quy hoạch được vùng phát triển, hạ tầng giao thông còn gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu sẵn có. Vì vậy, để phát triển vùng cây ăn quả có múi, thời gian tới, huyện chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện các chính sách hỗ trợ, tập trung vào tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân.

Huyện sẽ quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả có múi tại một số xã có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp như: Hồng Ca, Hưng Khánh, Hưng Thịnh, Lương Thịnh, Việt Hồng…; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích lưu thông, thu mua sản phẩm cây có múi an toàn, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng; tìm kiếm thị trường để tạo đầu ra ổn định cho diện tích cây có múi của huyện; tiếp tục bổ sung những giống cây ăn quả có múi mới có chất lượng cao nhằm đa dạng hóa sản phẩm; tăng cường liên kết giữa các hộ sản xuất nhằm khuyến khích hình thành nhóm hội trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Ông Nguyễn Tiến Triển - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND huyện xây dựng Đề án phát triển vùng cây ăn quả tại một số xã, qua đó, từng bước hình thành vùng chuyên canh hàng hóa; đồng thời, tạo ra các mối liên kết sản xuất trong nhóm hộ với các doanh nghiệp thu mua, chế biến sản phẩm, còn trước mắt sẽ tập trung vào công tác hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng, chăm sóc cây ăn quả tới các hộ dân".


Related news

Tỷ phú ốc tuổi 23 Tỷ phú ốc tuổi 23

Mới 23 tuổi, chàng trai Hoàng Mạnh Cường, xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên làm chủ mô hình nuôi ốc nhồi 10.000m2, doanh thu 2 tỷ đồng/năm.

Monday. June 14th, 2021
Khởi nghiệp với mô hình nuôi tảo Spirulina Khởi nghiệp với mô hình nuôi tảo Spirulina

Tảo Spirulina được ví là siêu thực phẩm xanh được anh Văn Hữu Tài ở xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long chọn làm mô hình khởi nghiệp.

Saturday. June 19th, 2021
Nâng cao thu nhập nhờ nuôi ốc bươu đen lấy trứng tại Hậu Giang Nâng cao thu nhập nhờ nuôi ốc bươu đen lấy trứng tại Hậu Giang

Điển hình là mô hình của anh Phạm Hoàng Nghiêm, ấp 9a2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Anh Nghiêm đã tận dụng ao vườn nuôi ốc bươu đen

Tuesday. June 22nd, 2021
Nuôi ba ba thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao tại Hậu Giang Nuôi ba ba thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao tại Hậu Giang

Bước đầu, ông Tuấn đã thành công với mô hình nuôi ba ba thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuesday. June 22nd, 2021
Tiên phong trồng hoa Đà Lạt công nghệ cao, thu tiền tỷ Tiên phong trồng hoa Đà Lạt công nghệ cao, thu tiền tỷ

Tiên phong đưa hoa cúc Đà Lạt về trồng tại Gia Lai theo hướng công nghệ cao, 2 thanh niên đã gặt hái được nhiều thành công với thu nhập hàng tỷ đồng.

Friday. July 2nd, 2021