Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trăn Trở Với Nghề Nuôi Nhím

Trăn Trở Với Nghề Nuôi Nhím
Publish date: Friday. July 19th, 2013

Hơn 2.000 con nhím nuôi đã đến lứa xuất chuồng nhưng tiêu thụ quá khó khăn, các xã viên hợp tác xã (HTX) Hợp Thành (Khu phố Kim Hải, phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa) phải tự đi tiếp thị tìm đầu ra cho sản phẩm.

Đưa chúng tôi đi tham quan trại nuôi nhím của gia đình, ông Trần Long Vân, Chủ nhiệm HTX Hợp Thành nói: “Tôi mê con nhím lâu rồi, thời giá nhím cao tôi dám bỏ ra 23 triệu đồng mua một con nhím mẹ. Bây giờ, nhím rớt giá thê thảm, nhiều người thua lỗ bỏ cuộc, còn tôi vẫn thấy nuôi nhím có nhiều cái hay”. Bởi thấy được “cái hay” đó nên từ năm 2011, khi giá nhím bố mẹ rơi từ 40 triệu đồng/cặp xuống còn 4 triệu đồng/cặp, ông Trần Long Vân vẫn bình thản.

Ông lặn lội đến từng hộ nuôi nhím ở Bà Rịa, Tân Thành, Châu Đức, Đồng Nai, vận động thành lập hội nuôi nhím với mục đích trao đổi kinh nghiệm nuôi, giúp nhau tìm đầu ra. Hội những người nuôi nhím được thành lập với khoảng 40 hộ, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi, tuy nhiên hội không phát huy được mục tiêu mở rộng đầu ra vì không có tư cách pháp nhân, không được phép giết mổ, luôn gặp khó trong vấn đề giao dịch.

Không nản lòng, ông Trần Long Vân lại một mình đi gõ cửa các cơ quan chức năng từ Chi cục Thú y, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục phát triển nông thôn đến Liên minh HTX tỉnh… để làm thủ tục thành lập HTX nuôi nhím. Tháng 8-2012, HTX Hợp Thành chính thức ra mắt với 23 hội viên. Có HTX rồi, giá nhím vẫn chưa tăng, nhiều xã viên bán tháo nhím để chuyển sang nghề khác, ông Vân lại một mặt động viên xã viên cố bám trụ, một mặt bươn chải khắp nơi tìm thị trường tiêu thụ.

Bằng cách tăng cường tiếp thị ở các nhà hàng, quán ăn, giết mổ phục vụ tại chỗ cho các bữa tiệc gia đình, hiện nay mức tiêu thụ nhím thịt của HTX đã khá hơn. Ông Vân cho biết, thời điểm này giá nhím cũng đã tăng hơn trước. Với giá 210.000 đồng – 220.000 đồng/kg nhím hơi, 2,2 triệu đồng/cặp nhím giống 2 tháng tuổi (khoảng 2kg) các xã viên nuôi nhím có lời khoảng 30%. “Như vậy cũng chấp nhận được”, ông Vân nói.

Tuy nhiên, theo ông Vân người nuôi nhím đang bị nhà hàng ép giá, bởi giá nhà hàng mua vào và bán cho khách chênh lệch rất lớn. Ở nhà hàng, người tiêu dùng ít lựa chọn thịt nhím không phải vì thịt nhím không ngon mà vì giá bán rất cao (600.000 đồng/kg). Đó chính là lý do khiến cho người nuôi tiêu thụ thịt nhím rất chậm. Theo một số tài liệu khoa học cho rằng, thịt nhím là loại thực phẩm lành tính, giá trị dinh dưỡng cao, dễ ăn do không có mùi đặc trưng.

Thế nhưng, hiện nay chỉ một số nhà hàng đặc sản mới có phục vụ các món ăn chế biến từ nhím, còn trên các chợ, siêu thị chưa thấy bán. Ông Trần Long Vân và các xã viên HTX Hợp Thành đang nhắm tới việc mở rộng thị trường bình dân, đưa nhím trở thành một loại thịt phổ biến như thịt bò, thịt dê.

Hiện tại, HTX Hợp Thành có 23 xã viên nuôi khoảng 2.200 con nhím, trong đó có những hộ nuôi với số lượng lớn như hộ ông Hoàng Đình Chi, ấp Thị Vải, xã Mỹ Xuân (Tân Thành) nuôi khoảng 200 con; Ông Hoàng Văn Thảo, xã Đá Bạc (Châu Đức) nuôi từ 180 – 200 con. Để tiêu thụ hết lượng thịt xuất chuồng, giúp hội viên có vốn quay vòng, HTX Hợp Thành đang đẩy mạnh phương thức tiếp thị sản phẩm tận nơi, chế biến phục vụ tại nhà cho người có nhu cầu với giá phải chăng.

Đồng thời, HTX cũng đang liên hệ với Ban quản lý chợ Bà Rịa, đăng ký một quầy giới thiệu sản phẩm thịt nhím cho người tiêu dùng quen dần. Khi nào người tiêu dùng quen với hương vị thơm ngon và bổ dưỡng của thịt nhím, thì lúc đó người nuôi nhím mới không lo về đầu ra.

Theo ông Trần Long Vân, nhím là loài động vật hoang dã nên rất dễ nuôi, ít bệnh tật, mắn đẻ, công chăm sóc ít, chi phí thức ăn thấp, tỷ suất lợi nhuận cao. Mỗi con nhím chỉ ăn khoảng 1kg thực phẩm/ngày (từ nguồn rau, củ quả thừa, ế mua rẻ ở các chợ). Mỗi năm nhím đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2 con.

Nhím con chỉ cần nuôi 18 tháng là bắt đầu sinh sản, vòng đời của nhím kéo dài đến 30 năm. Do vậy, nuôi nhím chỉ cần đầu tư chuồng trại, giống một lần là thu hoạch được nhiều năm. Với những ưu thế đó, nếu đầu ra phát triển mạnh, giá nhím ổn định thì người nuôi nhím đạt lợi nhuận khá cao.


Related news

Yên Bái Nuôi Cá Lăng Trên Hồ Thác Bà Hứa Hẹn Lựa Chọn Mới Yên Bái Nuôi Cá Lăng Trên Hồ Thác Bà Hứa Hẹn Lựa Chọn Mới

Mô hình thực hiện với quy mô 100m3 lồng, 1.000 con cá giống với 2 hộ tham gia là ông Lê Văn Thư và Hà Văn Đức ở thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên. Các hộ được hỗ trợ 100% con giống với kích cỡ tối thiểu 5cm/con, không còi cọc, dị hình, không mất nhớt, màu sắc tươi sáng và 50% thức ăn công nghiệp, 50% vôi bột tỏa, 50% thuốc phòng bệnh cho cá. Tổng số tiền hỗ trợ 47.150.000 đồng. Ngoài ra, các hộ nuôi còn được tập huấn về kỹ thuật chuẩn bị lồng nuôi, thả cá, chăm sóc quản lý, phòng bệnh cho cá...

Friday. December 26th, 2014
Khánh Hòa Nghiệm Thu Đề Tài Nuôi Sá Sùng Khánh Hòa Nghiệm Thu Đề Tài Nuôi Sá Sùng

Sáng 19/12, Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh Khánh Hòa tổ chức nghiệm thu loại khá đối với kết quả đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa”. Chủ nhiệm đề tài là tiến sĩ Võ Thế Dũng - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3.

Friday. December 26th, 2014
Hỗ Trợ Tỉnh Cà Mau Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Hỗ Trợ Tỉnh Cà Mau Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 30 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Cà Mau phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Friday. December 26th, 2014
Đồng Tháp Tổ Chức Sản Xuất Vùng Nuôi Cá Theo Mô Hình Liên Kết Chuỗi Đồng Tháp Tổ Chức Sản Xuất Vùng Nuôi Cá Theo Mô Hình Liên Kết Chuỗi

Tuy nhiên, việc sản xuất và quản lý chất lượng con giống còn nhiều hạn chế: toàn tỉnh hiện có trên 1.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương cá tra giống, sản lượng giống cá tra sản xuất được 18,9 tỷ con cá bột (giảm 1,3 tỷ con so với cùng kỳ), 1,19 tỷ con cá giống (tăng 51 triệu con); giống cá tra bố mẹ thoái hóa do cận huyết nên tỷ lệ sống thấp, ảnh hưởng đến giá thành; công tác kiểm tra chất lượng con giống còn bỏ ngõ dẫn đến chất lượng con giống không đảm bảo.

Friday. December 26th, 2014
Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Của Khánh Hòa Đạt Hơn 17.100 Tấn, Vượt 8% Kế Hoạch Năm Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Của Khánh Hòa Đạt Hơn 17.100 Tấn, Vượt 8% Kế Hoạch Năm

Theo đó, sản lượng thủy sản nước ngọt là 71 tấn, nuôi nước mặn và nước lợ thu hoạch hơn 17.000 tấn. Sản lượng các đối tượng thủy sản nuôi trồng đạt khá là tôm thẻ chân trắng dẫn đầu với khoảng 7.500 tấn; tiếp đến là cá mú, cá chẽm và một số loại thủy sản khác. Nuôi tôm lót bạt cho thu nhập khá nên diện tích thả nuôi liên tục tăng.

Friday. December 26th, 2014