Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi tôm sú kết hợp với trồng lúa mô hình sản xuất thông minh

Nuôi tôm sú kết hợp với trồng lúa mô hình sản xuất thông minh
Publish date: Friday. September 25th, 2015

Thu hoạch tôm nuôi trên đất lúa.

Đây là mô hình sản xuất thông minh, thân thiện với môi trường trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trên tôm ngày càng diễn biến phức tạp, tác động bất lợi của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt như xâm nhập mặn, hạn hán, nước biển dâng, môi trường bị ô nhiễm. ​

Nông dân thu về hai nguồn lợi kinh tế chủ lực là tôm và lúa trên cùng diện tích sản xuất với mức ổn định 60 - 70 triệu đồng/ha/năm, giúp xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững.

Hiện nay, hình thức nuôi chủ yếu là luân canh một vụ tôm - một vụ lúa, với tổng diện tích toàn vùng hơn 160.000ha, năng suất 300 - 500 kg/ha, sản lượng trên 60.000 tấn/năm.

Các tỉnh nuôi tôm - lúa có diện tích khá lớn là Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng.

​Nông dân thu về hai nguồn lợi kinh tế chủ lực là tôm và lúa trên cùng diện tích sản xuất với mức ổn định 60-70 triệu đồng/ha/năm, giúp xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững.

Tại hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững sản xuất tôm - lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long, tổ chức ngày 23/9, ông Phạm Khánh Ly, Phó vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho rằng đầu tư nuôi tôm - lúa thấp, ít rủi ro và giá thành sản xuất thấp hơn so với nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, tạo lợi thế tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, chế biến xuất khẩu.

Sản phẩm của hình thức canh tác này là sản phẩm sạch đang được ưa chuộng trên thị trường.

Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế về điều kiện tự nhiên với diện tích tôm - lúa tiềm năng phát triển hơn 250.000ha, tập trung ở các tỉnh ven biển trong vùng.

Trong kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Đồng bằng sông Cửu Long thì mô hình tôm - lúa được ưu tiên phát triển, nhằm thích ứng với xâm nhập mặn, hạn hán, nước biển dâng.

Đây là mô hình thủy sản bền vững, giảm thấp rủi ro so với những mô hình nuôi trồng khác cần được quy hoạch, đầu tư phát triển bài bản và đúng định hướng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, ​vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong sản xuất tôm - lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều địa phương chưa quy hoạch xong sản xuất tôm - lúa, hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng thiếu đầu tư, tôm phát sinh dịch bệnh và chết kéo dài, lây lan nhưng chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu.

Hầu hết các địa phương chưa chủ động được nguồn tôm giống, phải nhập từ ngoài vùng nhưng khó quản lý, kiểm soát được chất lượng và giống trôi nổi mang mầm bệnh.

Công tác giám sát vùng nuôi, nhất là khâu quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ sản xuất tại nhiều địa phương còn chưa có hoặc có nhưng hoạt động không hiệu quả. Nông dân sản xuất tôm - lúa phần lớn là tự phát, chưa được trang bị về kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư và thiếu giống lúa chịu mặn, năng suất cao để gieo trồng...

Theo Tổng cục Thủy sản, định hướng phát triển sản xuất tôm - lúa giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ở Đồng bằng sông Cửu Long là tăng năng suất tôm nuôi từ 500 kg/ha/vụ/năm; năm 2020 nâng tổng diện tích tôm - lúa lên 200.000ha, sản lượng tôm 100.000 - 120.000 tấn/năm và năm 2030 là 250.000ha, sản lượng tôm 125.000 - 150.000 tấn/năm.

Các đại biểu kiến nghị cần xác định khả năng phát triển và hình thức canh tác phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể của từng vùng, tiểu vùng gắn với quy hoạch, đầu tư phát triển. Năng suất tôm, lúa tăng theo hướng cải tiến kỹ thuật; ứng dụng tiến Bộ khoa học công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi đồng bộ, hoàn thiện quy trình canh tác tôm - lúa chuyển giao cho nông dân; xây dựng thương hiệu tôm - lúa “sạch” kết hợp với tạo đầu ra sản phẩm ổn định.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám đề nghị các ngành chức năng của Bộ sớm hoàn thành xây dựng chương phát triển nuôi tôm - lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và quy hoạch chi tiết phát triển mô hình này giai đoạn 2016 - 2030, tầm nhìn năm 2030 cho các địa phương trong vùng.

Các địa phương cần chú trọng công tác quy hoạch và thực hiện, quản lý, giám sát để đảm bảo đúng định hướng phát triển trọng tâm của vùng; tập trung nguồn lực đầu tư thủy lợi, phát triển cơ sở hạ tầng; tăng cường kỹ thuật sản xuất tôm - lúa, nhất là khâu tôm giống chất lượng cao, lúa giống chịu mặn và hoàn thiện quy trình canh tác chuyển giao cho nông dân.

Công nghệ nuôi tôm - lúa cần nghiên cứu theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm “tôm sạch - lúa thơm,” giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường.


Related news

Để Nuôi Thỏ Trở Thành “Mỏ Vàng” Để Nuôi Thỏ Trở Thành “Mỏ Vàng”

Hiện nay, thỏ là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ trong tỉnh Bắc Giang. Thêm vào đó, đầu tháng 6-2013, Công ty dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản khởi công xây dựng nhà máy Công nghệ sinh học KONISHI Việt Nam tại KCN Quế Võ (Bắc Ninh) với công suất chế biến, tiêu thụ 2 triệu con thỏ thương phẩm/năm, mở ra triển vọng cho nghề chăn nuôi thỏ ở Bắc Giang.

Friday. July 26th, 2013
Vào Mùa Thu Hoạch Lươn Ở An Giang Vào Mùa Thu Hoạch Lươn Ở An Giang

So với cùng kỳ năm trước, giá lươn thu mua tại bồn thời điểm này tuy có thấp hơn chút đỉnh nhưng người nuôi lươn vẫn phấn khởi vì lợi nhuận cao. Mô hình nuôi lươn trong bồn không sử dụng nhiều vốn, không đòi hỏi diện tích lớn, chỉ cần chịu khó chăm sóc là có thể bỏ túi vài chục triệu đồng sau 5 - 7 tháng thả nuôi.

Sunday. July 22nd, 2012
Nhiều Gia Đình Mở Hướng Nuôi Hươu Quy Mô Lớn Nhiều Gia Đình Mở Hướng Nuôi Hươu Quy Mô Lớn

Theo kết quả đánh giá về phát triển kinh tế của UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) về phát triển nông nghiệp đến tháng 7/2012 thì khả quan nhất vẫn là chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệt là hươu.

Sunday. July 22nd, 2012
Ngọt, Đắng Cùng Cây Mía Ở Cà Mau Ngọt, Đắng Cùng Cây Mía Ở Cà Mau

Cây mía đã gắn bó với người dân Cà Mau từ rất lâu. Sau khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Cà Mau vẫn giữ lại một diện tích lớn để quy hoạch vùng trồng mía, chủ yếu ở các huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời.

Tuesday. May 28th, 2013
Mô Hình Chăn Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Mô Hình Chăn Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Để giảm chi phí thức ăn, vịt thường được chăn nuôi chạy đồng, gắn với vụ gặt hàng năm. Nhiều gia đình nuôi tới hàng ngàn con, đem lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào thì vịt chạy đồng là đối tượng dễ bị dịch cúm tấn công và là nguồn lây lan mầm bệnh. Do đó, đối với vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học thì hình thức nuôi vịt chạy đồng không được khuyến khích. Thay vào đó hình thức chăn nuôi có sự quản lý chặt chẽ trên một khu vực nhất định là biện pháp giúp bà con nông dân kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn vật nuôi, tạo ra sản phẩm thịt sạch cho thị trường.

Monday. July 23rd, 2012