Trám đen thực phẩm quý

Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, thôn Vân Xuyên thu hoạch trám đen.
Xã Hoàng Vân là vựa trám đen của huyện. Toàn xã có hơn 600 cây trám đen cổ thụ, tập trung chủ yếu ở thôn Vân Xuyên và Vạn Thạch - nơi có nhiều diện tích bãi đất bồi ven sông Cầu.
Chị Lê Thị Phượng, thôn Vân Xuyên cho biết: “Nhà tôi có 10 cây trám đen hơn 100 năm, vụ nào cũng cho nhiều quả.
Mấy năm trở lại đây, mỗi năm tôi bán 4 - 5 tạ quả, giá 80 nghìn đồng/kg, cho nguồn thu đáng kể”.
Nhiều hộ dân khác trong xã cũng có nguồn thu nhập từ 30 - 60 triệu đồng/năm từ trám đen như gia đình ông, bà: Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Thị Thanh Xuân, thôn Vân Xuyên; Nguyễn Thị Nhi, thôn Vạn Thạch. Riêng thôn Vân Xuyên có gần 400 cây trám cho thu hoạch, mỗi vụ khoảng 4 tấn. Nhiều hộ dân tự chọn những quả to, đẹp để nhân giống.
Trám đen là giống cây khó trồng, chỉ phát triển trên đất phù sa. Thân thẳng, gốc hơi có múi, phân cành khá cao.
Quả khi non màu xanh nhạt, chín màu tím đen, thịt màu hồng thẫm. Chỉ nên thu hoạch trám đen vào những ngày khô ráo, nếu thu hoạch vào trời mưa quả sẽ nhanh bị thối, hỏng. Sản phẩm này có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng nên tiêu thụ thuận lợi.
Nhận thấy đây là giống cây quý, cho thu nhập tốt nên những năm trở lại đây, người dân trong xã đã tự ươm và trồng mới khoảng 1.000 cây trám đen.
Từ năm 2012, UBND xã phối hợp Viện Nông hóa Thổ nhưỡng (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và Viện Nghiên cứu và phát triển bền vững vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) mở nhiều hội thảo, nghiên cứu chất đất nhằm mở rộng diện tích.
Xã đã đầu tư trồng thử nghiệm 4 ha trám rải rác khắp các thôn song đến nay số cây sinh trưởng và phát triển được không nhiều.
Ông Tạ Đức Khang, Chủ tịch UBND xã Hoàng Vân nói: “Năm nay, ước toàn xã thu được từ 6 - 8 tấn trám tươi, với giá bình quân từ 60 - 80 nghìn đồng/kg. Nếu mở rộng được diện tích, cây trám đen có thể giúp nâng cao thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên, do đây là giống cây kén đất trồng, chỉ phù hợp với chân đất phù sa do sông Cầu bồi đắp nên việc mở rộng diện tích để bảo tồn nguồn gen gặp nhiều khó khăn”.
Related news

Các chủ đùng nuôi tôm ở khu vực nuôi thủy sản xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) đang phải “mất ăn mất ngủ” vì nạn trộm tôm hoành hành. Bọn trộm sử dụng ống hơi, lặn sâu dưới đùng để bắt, hàng tấn tôm của các chủ đùng, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng, nghiêm trọng hơn là các thiết bị điện cho hệ thống sục khí cũng bị chúng vơ vét không chừa.

Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về kinh tế, người chăn nuôi heo trong tỉnh Phú Yên đang từng bước hướng đến nền chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

Đường về Tầm Vu (Long An) bây giờ không còn ruộng lúa mênh mông mà thay vào đó là những vườn thanh long với những hàng trụ thẳng tắp vươn lên mạnh mẽ.

Ngày 18.7, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) triển khai Đề án “Xây dựng lực lượng 3 cùng” với nông dân. Đây là đề án dạy nghề nông nghiệp trình độ trung cấp cho hơn 4.000 lao động và trình độ đại học cho 1.000 lao động.

Theo Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Việt Nam, mỗi ngày hiện có 2-3 tấn cá tầm từ Trung Quốc nhập lậu vào TP.HCM qua đường hàng không, sau đó tiêu thụ đến các tỉnh, thành lân cận với giá trên dưới 100 ngàn đồng/kg.