Trái cây đặc sản vùng Bảy Núi
Trước đó, còn có bơ, dâu xanh và dâu vàng, sầu riêng… của núi Cấm, núi Cô Tô.
Loại cây này, phổ biến nhiều nhất là khu vực Chi Lăng, Tân Lợi, Tà Lọt… được bà con nông dân trồng ven triền núi Cấm và thu hoạch ngay thời điểm mưa già.
Tuy là giống bản địa, nhưng hương vị mãng cầu rất ngọt ngào, thu hút du khách vãn cảnh và được xem là trái cây đặc sản của miền núi.
Mãng cầu ở đây có 2 loại là mãng cầu ta và mãng cầu xiêm, giá cả đều dao động từ 17.000 – 25.000 đồng/kg tùy theo loại hay thời điểm mùa vụ.
Trái cây đặc sản vùng núi thu hút khách
Ông Trần Văn Chinh (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, Tri Tôn) cho hay, 16 công mãng cầu ta (giống Tây Ninh) của gia đình ông năm nay cho trái đều, hy vọng sản lượng sẽ tăng lên.
Đây là vườn đồi đất dốc “số 1” ven chân núi Cô Tô và đạt hiệu quả kinh tế khá tốt, hàng năm thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng.
Ông Chinh cho biết: “Năm nay nắng quá nên trọng lượng trái hơi nhỏ một chút, ảnh hưởng tới năng suất rất lớn.
Song, bù vào đó là sản lượng sẽ tăng lên, nhờ tất cả cây đều cho trái tốt”.
Hiện nay, ông Chinh đang thu hoạch rộ mãng cầu ta, giá bán tại vườn khoảng 20.000 đồng/kg.
Đối với miếng vườn 6 công mãng cầu xiêm trên núi Cô Tô của ông Trần Văn Sơn (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô) cũng rất khả quan, năng suất tương đối tốt, giá bán khoảng 25.000 đồng/kg.
Sở dĩ, vườn mãng cầu xiêm của ông Sơn đạt năng suất cao, do chủ động nguồn nước tưới vào mùa khô nên cây phát triển, ra hoa và kết trái đạt yêu cầu.
Từ thắng lợi này, ông Sơn mạnh dạn mở rộng diện tích và trồng tiếp mãng cầu xiêm.
Vườn quýt, cam hứa hẹn
Cây ăn trái đặc sản đồng bằng lội ngược lên núi, có rất nhiều loại qua khảo nghiệm tính thích nghi khá tốt, như: Sầu riêng, bưởi, cam, quýt… Trong số “du nhập” này, quýt đường trồng ở đồi Latina chứng tỏ hiệu quả kinh tế và chất lượng ngon, ngọt không thua đồng bằng.
Tuy mới gầy dựng những năm gần đây, nhưng lại là mô hình vườn- đồi đất dốc rất độc đáo ở An Hảo (Tịnh Biên).
Sắp tới, sẽ có vườn quýt tiều ở khu vực chùa Phật nhỏ và khu vực Rau Tần được nhiều người biết đến, trở thành trái cây đặc sản trên núi Cấm.
Theo anh Chau Ly Đa, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Hảo, bà con nông dân trên núi Cấm đang có xu thế cải tạo vườn, trồng quýt và cam, tạo ra đặc sản phục vụ du khách.
Chẳng hạn, khu vực vồ Đầu có vườn quýt, vườn cam của ông Trần Hoàng Anh và Nguyễn Văn Lường, biết dựa vào lợi thế khí hậu và thời tiết trong khu vực để trồng cây có múi.
“Xét về quy mô chưa vườn nào lớn lắm, nhưng thực tế cũng gầy dựng được cây ăn trái, cây đặc sản gắn với khu du lịch” – anh Đa cho hay.
Xã đang kết hợp các ấp khảo sát, hỗ trợ kỹ thuật giúp bà con làm ăn.
Theo thông lệ, rằm tháng mười sắp tới là dịp thu hút người hành hương và du khách viếng núi, cúng chùa.
Nông dân trồng quýt, trồng cam trên núi Cấm đang o bế miếng vườn để đạt năng suất và chất lượng như mong đợi.
Với 5 công quýt hồng, quýt đường và bưởi da xanh, anh Phạm Hoài Phương (vồ Đầu) kỳ vọng sẽ hài lòng khách vãng lai.
Anh kể, quê anh ở Gò Công (Tiền Giang) nên có đôi chút hiểu biết về làm vườn, chọn giống cây có múi đặc sản và chăm sóc theo kỹ thuật.
Nhờ vậy, cứ vào dịp rằm tháng mười, du khách đi ngang đều ghé mắt và hỏi mua trái cây xứ núi này.
Related news
Lực lượng Hải quan sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động nhập khẩu gia súc, gia cầm để góp phần phòng, chống dịch lở mồm, long móng và cúm gia cầm.
“Cuộc chiến” tranh giành mua mía căng thẳng đến mức có doanh nghiệp phải năn nỉ doanh nghiệp khác đừng đến địa bàn của mình mua mía.
Sau thông tin về “con gà cõng 14 loại phí, lệ phí”, “con lợn gánh hơn 50 loại phí, lệ phí”, “giấy phép vận chuyển trứng chỉ có hiệu lực 1 ngày”..., Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo rà soát và “cắt bỏ hết những phiền hà trong thẩm quyền của bộ”.
Hiện nay bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch cà phê 2015-2016 với tâm lý buồn rầu.
Câu chuyện thực tế của trái thanh long Việt Nam và những chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp cho thấy những điểm yếu “cốt lõi” của ngành nông nghiệp Việt Nam: Quá nhiều, quá nguy hiểm.