Trả Lại Tiền Cho Nông Dân Trồng Thanh Long
Ngày 28/8, Công ty Điện lực Bình Thuận đã có văn bản thông tin công tác bảo dưỡng và thí nghiệm định kỳ lưới điện theo quy định của thông tư 32 Bộ Công thương.
Văn bản này gửi thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Thuận và nhiều cơ quan liên quan.
Qua triển khai, công ty nhận thấy một số khách hàng chưa hiểu rõ hết chủ trương nên chưa được sự đồng thuận cao và qua đó cho thấy công tác tuyên truyền, giải thích đến khách hàng chưa thật sự hiệu quả.
Vì vậy, công ty tạm ngưng thực hiện công tác thí nghiệm định kỳ lưới điện, thiết bị thuộc tài sản khách hàng.
Ngày 28/8, Công ty Quốc Hùng (xã Phong Nẫm, Phan Thiết) tổ chức hoàn trả 3 triệu đồng đối với những hộ dân trồng thanh long đã ký hợp đồng thí nghiệm điện với công ty này nhưng chưa thực hiện công tác thí nghiệm (nếu hộ dân có yêu cầu hoàn tiền).
Còn những trường hợp đã ký hợp đồng, đã được thí nghiệm điện xong thì vẫn thực hiện theo hợp đồng được ký kết.
Related news
Đầu tháng 3/2000, Phòng NN - PTNN Thành phố phối hợp với Tổng đại lý phân phối BRF-02 AQUAKIT đã tổ chức hội thảo với hơn 80 hộ nuôi tôm ở Quy Nhơn về các mô hình nuôi tôm thí điểm dùng chế phẩm BRF-02 AQUAKIT. Đa số những người tham dự hội thảo đều nhất trí cho rằng với chế phẩm BRF-02 AQUAKIT, nghề nuôi tôm ở Quy Nhơn đang có một triển vọng rất khả quan.
Trên khu đồng trũng, cấy lúa quanh năm mất mùa, gia đình anh Nguyễn Văn Trực và chị Vũ Thị Vụ, thôn 3, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã mạnh dạn nhận xin dồn đổi ruộng làm trang trại. Đến nay, trang trại nuôi vịt, lợn kết hợp thả cá của gia đình anh Trực cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng mỗi năm.
Mùa lũ năm nay, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có tổng diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa khoảng 170 ha, tập trung ở các xã: Tân Hội, Bình Thạnh và An Bình B. Trong đó, địa phương thả nuôi nhiều nhất là xã Bình Thạnh, với trên 100 ha. Thời điểm này, các hộ nuôi đang bước vào thu hoạch rộ.
Hải Tân là một xã thuộc vùng trũng của huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những hộ dân sống bằng nghề chài lưới trên sông.
Ngày 7-11, tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cùng Công ty cổ phần khử trùng Việt Nam (VFC) và Công ty Syngenta Việt Nam hợp tác để đưa ra phương pháp xử lý tuyến trùng cho cây cà phê tái canh.