Hậu Giang Có Hơn 4.480ha Cây Ăn Trái Nhiễm Sâu Bệnh

Xuất hiện nhiều nhất là trên cây có múi hiện nay là bệnh vàng lá gân xanh (Greening) trên cây cam sành với diện tích 4.158ha, trong đó riêng huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) có 3.557ha nhiễm trên 70%.
Sâu đục trái bưởi cũng xuất hiện ở huyện Châu Thành với diện tích 79,5ha, tỷ lệ từ 5 - 10% và bệnh chổi rồng 196ha, tỷ lệ nhiễm từ 10 - 30%. Ngoài ra, bệnh đen xơ mít và nứt thân xì mũ trên mít cũng ghi nhận được 50ha, tỷ lệ bệnh từ 10 - 30%.
Bên cạnh đó, bệnh héo khô đầu lá, thối trái và rệp sáp trên cây khóm và một số sâu bệnh khác trên cây ăn trái cũng có xuất hiện nhưng mức độ chưa nhiều và chưa đến mức đáng báo động.
Ngành nông nghiệp tỉnh đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và ngành nông nghiệp các địa phương cùng các nhà vườn thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành, để khống chế sự lây lan bệnh trên cây có múi.
Related news

Người dân thôn 5, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đều biết ông Trương “trồng rừng” - người tiên phong khai phá hàng chục ha đất rừng trên đập Đồng Nghệ để trồng keo lá tràm và thu về bạc tỷ mỗi năm.

Vừa qua, Hợp tác xã Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang kết hợp với Công ty cổ phần Giám định và Khử trùng FCC trao giấy chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho sản phẩm xoài cát Hòa Lộc.

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.

“Trước năm 2002, gia đình tôi thuộc diện khó khăn nhưng nhờ mạnh dạn đầu tư, dám nghĩ dám làm nên đến nay, gia đình tôi có thu nhập trên 400 triệu đồng/năm”.

Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp bán trứng, nuôi cá rô phi, cá tràu (cá quả) mỗi năm gia đình anh Lê Công Nhược (56 tuổi) có thu nhập vài trăm triệu đồng.