Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Vược Trong Ao Đất

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tháng 8/2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phù Mỹ thực hiện mô hình nuôi cá vược trong ao đất tại 2 xã: Mỹ Thành (diện tích 5000 m2/7500 con) và xã Mỹ Cát (5000 m2/7500 con).
Với quy cỡ cá khi mới thả nuôi là 12cm/con. Tham gia mô hình này, các chủ hộ thực hiện được hỗ trợ con giống và 30% thức ăn và hóa chất, chế phẩm sinh học.
Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình. Việc kết hợp dùng thức ăn tổng hợp trong 3 tháng đầu với thức ăn tươi đã giúp cá tăng trọng nhanh. Sau 9 tháng, tỷ lệ cá sống đạt trên 70%, trọng lượng cá đạt bình quân 0,8 kg/con, năng suất ước đạt 8.400 kg/ha. Với giá thị trường hiện nay là 60.000 đồng/kg cá thương phẩm, sau khi trừ chi phí, mô hình thu lãi ròng 96 triệu đồng/5000m2.
Được biết đây là mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về nuôi cá vược lần đầu tiên thực hiện tại Bình Định. Việc đưa cá vược vào nuôi trong ao đất nuôi tôm thâm canh là giải pháp kỹ thuật hoàn toàn khả thi, góp phần đa dạng hóa các loài thủy sản nuôi. Mô hình nuôi cá vược trong ao đất mở ra cơ hội giúp cho bà con nuôi trồng thủy sản tận dụng diện tích ao nuôi tôm bỏ hoang phát triển đối tượng nuôi mới, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, cải tạo môi trường sinh thái, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng thu nhập.
Related news

Năm 2013, về cơ bản đã kiểm soát được dịch cúm gia cầm; vaccine cúm gia cầm hỗ trợ của Nhà nước chỉ sử dụng khoảng 2 triệu liều, còn tồn 38 triệu liều và đang làm thủ tục chuyển sang năm 2014.

Hồng giòn là một trong rất ít đặc sản chính của Đà Lạt được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, tìm mua như một món quà không thể thiếu khi đặt chân tới miền đất này. Thế nhưng, loại đặc sản ấy ngày nay vẫn phải chịu cảnh “đứng đường”.

Ông Nguyễn Tiến Bảy, thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai (Gia Bình - Bắc Ninh) mới đưa chim trĩ đỏ vào chăn nuôi. Qua thời gian thử nghiệm đã cho hiệu quả, mở hướng phát triển kinh tế cho gia đình ông và nhiều người dân trong vùng.

Trồng cây màu xen canh trong giai đoạn cây thanh long chờ ngày thu trái là phép toán lấy ngắn nuôi dài đạt hiệu quả cao của nông dân Bình Thuận.

Là một xã vùng hạ của huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, xã Đức Hòa Thượng là nơi có người nuôi ngựa đua nhiều nhất. Những ngày cuối năm, chúng tôi tìm đến nhà ông Hà Văn Nở, chủ nhân của hơn 10 con ngựa đua đang trong thời kỳ sung sức. Ở xã Đức Hòa Thượng, ông Nở được đánh giá là người mát tay trong việc nuôi ngựa đua.