Tổng kết dạy nghề nông nghiệp

Qua khóa học gần 3 tháng đã giúp cho học viên có dịp học hỏi những kiến thức cơ bản của quy trình kỹ thuật SX giống và nuôi thủy sản nước ngọt (cá rô đồng, cá sặc rằn, cá lóc, tai tượng, tra, cá thát lát còm, cá rô phi, cá điêu hồng...) gồm những nội dung:
Đặc điểm sinh học các loài cá nước ngọt; các yếu tố môi trường nước; kỹ thuật nuôi vỗ, sinh sản các loài cá trên; kỹ thuật ấp trứng và ương cá bột; kỹ thuật cải tạo ao nuôi cá; cách xử lý nước; cách chọn giống cá, loại cá và mật độ thả giống; cách cho ăn, chăm sóc, quản lý cá nuôi, quản lý môi trường nước, phòng trị bệnh.
Khóa học đã tập trung nhiều ở phần thực hành SX nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho nông dân, đã giúp họ được “mắt thấy tai nghe tay làm” từng yêu cầu của quy trình kỹ thuật.
Sau khi kết thúc khóa học, 100% học viên được nhận chứng chỉ nghề. Học viên có thể tự cho sinh sản nhân tạo các loài cá trên và nuôi thương phẩm một số loài cá nước ngọt.
Đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc thành lập các tổ hợp tác, được vay ưu đãi để SX.
Được biết trong năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đang thực hiện 27 lớp dạy nghề trồng lúa, trồng rau màu, trồng cây ăn trái; chăn nuôi heo, bò, gà; nuôi tôm; SX giống và nuôi thương phẩm ếch, lươn, cá nước ngọt.
Related news

Diện tích nuôi thả, năng suất và sản lượng tăng đáng kể, vượt các mục tiêu đề ra là kết quả nổi bật trong sản xuất thuỷ sản những năm gần đây. Nhờ đó, Bắc Giang trở thành tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi phía Bắc trong lĩnh vực này.

Do thu hoạch vụ lúa Đông xuân trễ hơn các địa phương khác nên từ đầu vụ đến nay trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang), vịt đàn từ các nơi chạy đồng về đây rất lớn. Nếu tính từ khi bắt đầu thu hoạch lúa đến nay, trên địa bàn huyện có 44 đàn vịt với tổng số 57.625 con, trong đó vịt từ các huyện trong tỉnh Hậu Giang đến là 5 đàn với số lượng 6.740 con, vịt chạy đồng từ tỉnh khác đến có 14 đàn với số lượng 18.560 con.

Khoảng hai năm trở lại đây, nhiều loại bệnh xuất hiện đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng của cây hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Theo thống kê sơ bộ, hiện nay toàn huyện Vĩnh Linh đã có gần 700/810 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh các loại, trong đó đã có nhiều vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người trồng.

Mọi năm vào thời điểm này, các xã vùng chuyên canh cây cà phê của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) như Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Linh, Ba Tầng “sôi” lên bởi chuyện mở rộng diện tích trồng mới hoặc tái canh cây cà phê. Người dân sở tại, người ở các nơi tìm về mua đất, thuê đất trồng cà phê với hy vọng đổi đời. Giá đất ở “thủ phủ cà phê” Hướng Phùng không dưới 150 triệu đồng/ha, có lúc “sốt đất” giá lên cao chót vót, từ 250 đến 300 triệu đồng/ha nhưng nhiều người vẫn đổ tiền của vào đầu tư phát triển cây cà phê, vì khi đó giá lên cao, chỉ sau một vài vụ là đã thu hồi vốn. Nhưng năm nay, khi mùa vụ trồng mới đang đến gần, hơn 2.500 ha cây cà phê toàn huyện già cỗi cần phải tái canh nhưng không khí làng bản vẫn nhuốm một màu ảm đạm.

Việc phát hiện đàn chim yến ở tỉnh Ninh Thuận dương tính với cúm A/H5N1 khiến nhiều người dân lo lắng. Tuy nhiên, không chỉ chim yến, chim cút tại Đồng Nai cũng nằm “ngoài vòng kiểm soát” của dịch bệnh.